Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Hình ảnh chụp cắt lớp bệnh nhân bị bắn bằng súng shotgun

Bệnh nhân nam 18 tuổi nhập viện sau khi bị bắn vào vùng đáy chậu bằng một khẩu súng săn 12-gauge với đầu đạn xoáy. Phim chụp X-quang khung chậu thẳng cho ta thấy được bệnh nhân bị vỡ xương mu, vỡ ổ cối trái, nhiều mảnh vụn kim loại cùng với tổn thương phần mềm lan tỏa (hình 1).

Hình 1: Hình ảnh các mảnh đạn trong khung chậu (mũi tên đen). Xương mu bị vỡ có thể thấy rõ, cùng với tổn thương phần mềm. Mũi tên màu trắng là nơi bị đạn bắn.

Trên film chụp cắt lớp (hình 2), ta có thể thấy được hình ảnh ổ cối trái bị vỡ kiểu hình chữ T. Ngoài ra còn có các mảnh kim loại cùng với 3 khối tỉ trọng thấp hình đĩa có chứa khí trong các mô dưới da mông và vùng trung tâm so với ổ cối trái.

Hình 2: Hình ảnh chụp cắt lớp trước mổ. Các khối hình đĩa tròn chứa khí tương ứng với các mảnh wadding (mũi tên).

Bệnh nhân được thực hiện mổ mở vào tận nơi xương tổn thương và cố định lại ổ cối. Các bác sĩ đã tìm thấy nhiều mảnh kim loại cùng với ba tấm bìa cứng hình đĩa tương ứng với hình ảnh giảm tỉ trọng trên film chụp cắt lớp.

Hình 3: Đây là loại đạn 12-gauge đã bắn vào người bệnh nhân. Bên trái là viên đạn hoàn chỉnh (A). Ở giữa và bên phải là những thành phần của viên đạn. Thuốc súng được đặt trong một lọ nhỏ bằng thủy tinh (B). Đầu đạn (C) và các mảnh nút nhỏ (wadding) được đặt thành hàng trên ngòi nổ bằng đồng thau (E).

Súng săn cỡ 12-gauge là loại phổ biến nhất được sử dụng tại Mỹ, có khả năng bắn ra viên đạn thành nhiều mảnh với đầu đạn to. Với vận tốc gần 762m/s, đạn của súng săn được xếp vào hàng vũ khí có tốc độ thấp. Vết thương gây ra bởi súng săn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như khoảng cách, loại súng, loại đạn, lượng thuốc súng được nạp vào, và vị trí tổn thương. Với cự ly gần, sát thương của súng rất cao – vết thương lan tỏa rộng cùng với năng lượng từ thuốc nổ tác động trực tiếp tới mô cơ thể.

Súng săn loại đầu đạn xoáy có tốc độ đạn bắn cao hơn nhiều so với loại súng hơi và do đó nó có động năng cao hơn nhiều. Nó có thể gây ra đụng dập nặng mô mềm cùng với xương gãy thành nhiều mảnh. Hơn nữa, đạn còn có thể chia ra thành nhiều mảnh, làm tăng thêm số lượng mô bị tổn thương. Thực tế rất hay gặp các vết thương rộng, lan tỏa, cần thiết phải cắt lọc và khâu nhiều lần. Các nhà chẩn đoán hình ảnh cần phải chú ý tìm kiếm các mảnh đạn khi bệnh nhân bị bắn ở cự li gần.

Những mảnh wadding được tách ra có thể được làm từ nhựa hoặc từ bìa cứng. Sự xuất hiện các mảnh này trong vết thương ám chỉ rằng cự li bắn chỉ khoảng 2m. Ở cự li xa hơn, những mảnh này không đủ khả năng gây sát thương và sẽ chỉ sượt qua da. Những mảnh wadding này nhẹ, có động năng bé hơn, đi theo hướng khác so với hướng chính của viên đạn.

Mảnh wadding không vô khuẩn và cần được loại bỏ ngay khỏi vết thương cùng với các thành phần bẩn khác tránh nhiễm khuẩn. Đặc biệt, các mảnh wadding làm bằng bìa cứng lại không thể phát hiện được trên film X-quang, vậy nên film chụp cắt lớp rất có giá trị trong xác định số lượng và vị trí các mảnh wadding và giúp cho tiên lượng trước mổ.

Tham khảo: ajronline


 

phim hien vien kiem chi thien ngan

 

http://netphim.org/quai-hiep-nhat-chi-mai-hd-2012/

xem phim tân bạch phát ma nữ

 

Nguồn: genk.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét