Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Thỏa thuận cứu Hy Lạp và những câu hỏi bỏ ngỏ

(ĐTCK) Thỏa thuận mới cho phép Hy Lạp tránh được một cuộc vỡ nợ sắp xảy ra và giảm bớt nguy cơ phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung.

Khi mà các vị bộ trưởng tài chính của khu vực đồng euro và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dàn xếp được những bất đồng chính xung quanh biện pháp giải cứu Hy Lạp vào sáng hôm thứ Ba, tiến gần hơn đến việc mở van thanh khoản cho gói cứu trợ khẩn cấp đã bị trì hoãn từ lâu, họ cũng để lại nhiều vấn đề liên quan đến sự gắn kết trong liên minh tiền tệ.

Thỏa thuận mới cho phép Hy Lạp tránh được một cuộc vỡ nợ sắp xảy ra và giảm bớt nguy cơ phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung. Nhưng các nhà phân tích cho rằng, Hy Lạp có thể vẫn chịu áp lực từ bỏ đồng euro, chủ yếu vì thỏa thuận vừa đạt được chả giúp được gì cho sự hồi sinh của nền kinh tế đang ốm quặt quẹo này, cũng như không giúp chính phủ nước này “cai” được thói quen “bú trực” từ nguồn tài trợ bên ngoài.

Các thị trường đã phản ứng tích cực với thỏa thuận mới trong phiên giao dịch cùng ngày, nhưng theo các nhà phân tích, thỏa thuận đạt được sau liên tiếp 3 tuần tranh luận này chỉ là một thỏa hiệp yếu. Thậm chí, bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc IMF cũng chỉ xuất hiện rụt rè ở cuộc họp báo liên quan.

“Nó đáng tin cậy đến mức nào?”, bà Lagarde nói. Bà Tổng giám đốc IMF cũng đặt câu hỏi, liệu mục tiêu giảm nợ đầy tham vọng đặt ra cho Hy Lạp trong 8 năm tới có hiệu lực bắt buộc? Tuy nhiên, bà Lagarde nhấn mạnh rằng, bà hài lòng với kết quả đạt được và rằng, những mục tiêu đặt ra là khả dĩ.

Tổng giám đốc IMF đã cảnh báo các chủ nợ của Hy Lạp rằng, họ cần nới lỏng các điều khoản thanh toán ngay lập tức và đề nghị thêm một lần cứu viện để giúp nước này có thể đưa tình trạng nợ vào khuôn khổ khi kết thúc thập kỷ này. Thế nhưng, bà Lagarde đã không đả động gì đến chuyện khoản viện trợ thêm đó sẽ được sử dụng vào việc gì.

Bà Lagarde cũng cho biết, IMF sẽ không thông qua khoản chi cứu trợ tiếp theo cho Hy Lạp chừng nào một điều khoản quan trọng của bản thỏa thuận không được thỏa mãn, đó là, các khoản vay mới của Hy Lạp phải được sử dụng để mua lại các tài sản nợ của nước này với giá có chiết khấu.

Các giải pháp được đưa ra trong bản thỏa thuận mới bao gồm việc kéo dài thời gian đáo hạn và hạ lãi suất cho các khoản vay cứu trợ của Hy Lạp. Và ngân hàng trung ương của các nước sử dụng đồng euro đồng ý thanh toán cho Hy Lạp mọi khoản lãi suất của các trái phiếu mà Hy Lạp đã bán cho Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Chương trình cứu trợ Hy Lạp nói trên vẫn cần nhận được sự thông qua của một vài quốc hội trong khu vực đồng euro, trong đó có Quốc hội Đức, nơi mà khả năng đồng ý bơm tiền cho Hy Lạp gần như không thể, ít nhất là cho đến sau cuộc bầu cử vào năm tới.

Các nhà làm luật Đức đã bắt đầu tranh cãi về bản thỏa thuận liên quan đến Hy Lạp. Bộ trưởng Tài chính Đức, ôngWolfgang Schauble, ngụ ý rằng, ông hy vọng việc thông qua có thể đạt được cuối tuần này.

Theo các nhà phân tích, khả dĩ nhất thì bản thỏa thuận cũng phải chờ Đức và các chủ nợ khác chấp thuận ghi giảm hoặc trừ bớt lãi suất cho các khoản nợ của Hy Lạp.

Bằng ngôn ngữ thận trọng, ôngSchauble phát biểu hôm thứ Ba rằng, “một khi Hy Lạp đáp ứng được đầy đủ các điều kiện, chúng tôi, nếu cần thiết, sẽ xem xét các biện pháp bổ sung nhằm giảm mức nợ nói chung của nước này”.

Fabio Fois, một nhà kinh tế của Barclays, viết trong một bản lưu ý khách hàng rằng, “việc giảm 1/5 lãi suất cho các khoản vay thuộc liên minh châu Âu vẫn là cần thiết”. “Phản ứng tích cực của thị trường sẽ chứng minh điều đó”, nhà kinh tế này nói thêm.

Chắc chắn, trong những năm tới, vẫn sẽ còn nhiều lời bàn ra tán vào liên quan đến Hy Lạp, đặc biệt bởi người Đức, Hà Lan và Phần Lan, vì họ vẫn băn khoăn việc dung thứ cho tình trạng nợ của Hy Lạp.

Trong số những vấn đề chính liên quan đến thỏa ước hôm thứ Ba có việc thiếu rõ ràng liên quan kế hoạch mua lại. Các nhà phân tích cho biết, họ cũng dự đoán các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung sẽ cho Hy Lạp mượn tiền để mua lại các khoản nợ của mình từ những nhà đầu tư tư nhân với giá đã chiết khấu. Nhưng có những câu hỏi về kế hoạch đó, như khi nào thì nó được thực hiện và liệu các trái chủ có đồng ý với những điều khoản được đưa ra. Để hoàn tất việc mua lại, Chính phủ Hy Lạp sẽ phải vay khoảng 10 tỷ euro, hay 13 tỷ USD.

Khi nào những vấn đề kể trên được giải quyết, Hy Lạp mới có thể nhận được lượt tiền cứu trợ tiếp theo, khoảng 34,4 tỷ euro.


tai game dien thoai  conggameviet

my pham the face shop  shoptainha

phim tan bach phat ma nu

49 ngay, 49 ngày

Phim 49 ngay

 

phim 49 ngay

la la i do 2 La la I do

La la i do

la la i do 3 La la I do

Xem phim La la i do

 

 

phim la la i do

phim quai hiep nhat chi mai

phim am muu athena

Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét