Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Nhà mạng bị nghi ngờ bán thông tin thuê bao

Doanh nghiệp viễn thông cho rằng đã "bị oan" khi nói bán danh sách khách hàng để kiếm lời. Đứng phía sau các công ty bán dữ liệu người dùng nhiều khi là các cửa hàng, trung tâm mua sắm với dịch vụ chăm sóc, hậu mãi.

Anh Ngô (37 tuổi, giám đốc đối ngoại của một công ty nước ngoài tại TP HCM) cho biết, sau khi mua chiếc xe Acura khoảng vài tháng thì nhận được một cuộc gọi lạ: "Chỗ em có rất nhiều 'đồ chơi' theo xế, anh là anh Ngô và đang sử dụng xe Acura phải không? Anh có nhu cầu gắn thêm trang thiết bị cho xe không?”.

Khi anh Ngô nói chưa nghĩ đến việc đó thì đầu dây bên kia bắt đầu quay sang hỏi về công việc và nơi làm việc của anh. Trước khi gác máy, người này cho biết thời gian sau sẽ liên lạc lại. “Muốn xong chuyện tôi ậm ừ cho qua. Những ngày sau đó, tôi liên tiếp nhận được những cuộc gọi, tin nhắn, email chào mời bán bảo hiểm ôtô, giới thiệu bất động sản, du lịch và thậm chí là cả dịch vụ massage. Phiền không thể tả", anh Ngô nói.

Trong khi đó, anh Tuấn Hưng (nhân viên văn phòng tại Hà Nội) cũng liên tiếp nhận được cuộc gọi mời chào mua dịch vụ từ các hãng bảo hiểm, ngân hàng. "Nhiều nhất là từ các ngân hàng, cứ thay nhau gọi mà chẳng hiểu họ lấy đâu ra số điện thoại, thậm chí cả email của tôi", anh nói. Anh Hưng cho hay, mặc dù lần nào cũng chỉ nghe một, hai câu rồi nói khéo "không có nhu cầu" mà các nhân viên kia vẫn kiên nhẫn "quấy".

Thông tin khách hàng bán "giá rẻ" trên mạng.

Nhiều người phản ánh gặp phải tình trạng tương tự và tần suất ngày càng tăng. "Bảo hiểm thì có AIA, Prudential, ngân hàng thì ANZ, Sacombank,...đủ cả, chẳng thiếu tên doanh nghiệp nào", một nạn nhân than phiền. Thậm chí, các doanh nghiệp khác cũng trở thành đối tượng mời chào của những đơn vị trên.

Nhân viên thuộc Trung tâm thẻ của một ngân hàng có tiếng cho biết: "Mỗi ngày bọn em nhập được danh sách của hàng loạt giám đốc, chủ doanh nghiệp gồm số điện thoại, email để liên hệ tư vấn, mời mua dịch vụ". Người này cho biết có những danh sách gồm tên của lãnh đạo các Bộ, ngành, nhưng không lý giải nổi từ đâu mà ngân hàng có được những thông tin này.

Không ít người cho rằng chính các nhà mạng là đầu mối "tuồn" danh sách thuê bao cho một số công ty cung cấp dịch vụ mua bán thông tin cá nhân. Sau đó các đơn vị này bán lại cho những doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng một cách công khai để thu lợi. Hiện vẫn còn những website kinh doanh theo hình thức này và các "gói thông tin người dùng" được chào bán với giá chỉ vài trăm nghìn đến hơn một triệu đồng, phụ thuộc vào số lượng và nội dung.

Quan điểm của những người thường xuyên bị quấy rầy cho rằng, chỉ nhà mạng mới có đầy đủ thông tin với số lượng thuê bao lớn như vậy.

Trao đổi vớiVnExpress, đại diện các nhà mạng đều khẳng định "không có chuyện doanh nghiệp viễn thông bán danh sách khách hàng để kiếm lời". Mobifone cho biết, quy trình truy cập và kiểm tra thông tin của khách hàng được phân quyền theo cấp nhân viên chứ không phải ai cũng có thể xem được những nội dung này.

Phía Vinaphone cũng chia sẻ thêm: "Mỗi lần xem thông tin, nhân viên đều phải đăng nhập và quá trình này sẽ được ghi chép lại trong hệ thống để theo dõi. Nếu phát hiện có ai kiểm tra hàng loạt thuê bao, chắc chắn nhà mạng sẽ điều tra, xảy ra sai phạm sẽ xử lý nghiêm". Biện pháp này là yêu cầu bảo mật đối với doanh nghiệp, và được áp dụng chung cho các nhà mạng hiện nay.

Trên thực tế, việc mua bán hàng ngày cũng có thể để lại thông tin cá nhân của khách hàng. Hiện nay, rất nhiều cửa hàng, trung tâm mua sắm tiến hành lưu số điện thoại hay email để làm các loại thẻ ưu đãi, hoặc chăm sóc, hậu mãi đối với khách hàng thân thiết. Ví dụ, một website kinh doanh thông tin đang rao bán "gói" 583 khách VIP của Trung tâm mua sắm Vincom (Hà Nội) với giá chỉ 400.000 đồng, gồm số điện thoại, địa chỉ và email. Hay danh sách 721 khách giao dịch tại một sàn vàng tại Hà Nội cũng có giá chỉ 600.000 đồng.

Một "nguồn" dữ liệu khác là các loại thư mời, phong bì,... gửi đến cá nhân, doanh nghiệp có ghi rõ thông tin người nhận. "Các đơn vị chuyển phát cũng có thể tập hợp tất cả địa chỉ này, sau đó bán ra ngoài", một nhân viên nhà mạng tiết lộ.

Nghị định 19/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sẽ phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm gồm: không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng; chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ 3 khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng.

Anh Quân


phim giac mo san co subasa

xem phim hoang tu gac mai

 phim danh vien vong toc

xem phim hien vien kiem

xem phim nữ hoàng tháng năm

tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Ban de Laptop

tui dung laptop shoptainha

Tui dung laptop

 

Nguồn: vnexpress.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét