Tổng số cổ phiếu HBC phát hành là 340.000 cổ phần với mức giá là 10.000 đồng/CP.
Thời gian dự kiến thực hiện trong quý IV/2012
Nguồn: stox.vn
Tổng số cổ phiếu HBC phát hành là 340.000 cổ phần với mức giá là 10.000 đồng/CP.
Thời gian dự kiến thực hiện trong quý IV/2012
Nguồn: stox.vn
Hà Nội hướng tới có 64 trung tâm thương mại, 32 trung tâm mua sắm, 10 trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp vào năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo mục tiêu trong Quy hoạch đề ra, Hà Nội sẽ có 8 chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng và chuyên doanh, 5 trung tâm mua bán cấp vùng, 19 trung tâm thương mại quốc tế, vùng, trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế và trung tâm mua sắm cấp vùng.
Đồng thời, Hà Nội hướng tới có 64 trung tâm thương mại, 32 trung tâm mua sắm, 10 trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp. Số lượng siêu thị gồm 23 đại siêu thị, 111 siêu thị hạng 2 và 865 siêu thị hạng 3.
Về hệ thống chợ, Hà Nội quy hoạch có 395 chợ, gồm giải tỏa 21 chợ, xây mới 183 và nâng cấp 191 chợ.
Một điểm đáng chú ý, trong Quy hoạch mới này là Hà Nội xác định không xây mới chợ trong nội đô từ vành đai 2 đến trung tâm, hạn chế xây dựng mới các chợ khu vực vành đai 2 đến Sông Nhuệ và khu vực phát triển mới.
Đối với những chợ hiện tại có diện tích lớn hơn 3.000 m2 sẽ cải tạo thành đại siêu thị, trung tâm mua sắm gắn với chợ bán lẻ. Với các chợ dân sinh loại nhỏ có diện tích đất chợ dưới 1.000 m2 từng bước chuyển hóa thành các siêu thị hạng 2.
Để thực hiện Quy hoạch trên, Thành phố Hà Nội cần đầu tư khoảng 521 nghìn tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 1 (2011 - 2020) khoảng 161 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2 (2020 - 2030) là 360 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn được xác định chủ yếu là huy động từ doanh nghiệp, tổ chức cá nhân kinh doanh thương mại trong và ngoài nước.
Nguồn: vneconomy.vn
- Hai tàu chở dầu thô đóng mới với tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vẫn tiếp tục “nằm ụ” và đang chờ rót thêm hàng chục triệu USD nữa.
- Tàu đóng mới không sử dụng ngay cho có hiệu quả kinh tế mà phải tiếp tục chờ “rót thêm” là sao?
- Là vì có một tàu chở dầu trọng tải 105.000 tấn với số vốn đầu tư ban đầu khoảng 63 triệu USD đến khi xong lại bị biến thành kho nổi chứa dầu.
- Không “chở” mà thành “chứa” dầu chắc phải thay nhiều chi tiết lắm bác nhỉ, để đáp ứng tính năng của tàu...
- Tất nhiên ! “Chỉ phải” điều chỉnh 20 hạng mục, thiết bị với kinh phí khoảng 20 triệu USD thôi!
- Làm ăn kinh tế chắc phải có hợp đồng vậy ông nào, đơn vị nào quyết định và thi công tàu chở dầu bị biến thành tàu kho nổi chứa dầu có phải đền thiệt hại vì sai hợp đồng không?
- Lại một con tàu khác cũng chở dầu thô 104.000 tấn là tàu lớn nhất, hiện đại nhất, lần đầu tiên được chế tạo, đóng mới tại Việt Nam sau khi bàn giao, chạy thử đã quay trở lại ụ sửa chữa!
- Sao vậy?
- Vì đóng theo thiết kế cũ nên chưa đảm bảo an toàn trong vận hành, không đạt theo chuẩn quốc tế!
- Nghĩa là phải rót thêm tiền do “không đạt tiêu chuẩn”?
- Cũng tốn thêm khoảng 4 triệu USD cho việc điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục mới để tàu hoạt động an toàn theo tiêu chuẩn mới hàng hải quy định.
- Thế ông thiết kế và duyệt thiết kế có bị phạt vì theo thiết kế cũ không?
- Bác cứ nghĩ như là bác thuê thợ đóng bàn cho nhà bác để không đạt yêu cầu thì bắt đền ấy!
Hai Phiếm nhăn nhó:
- Đến bao giờ nhà quản lý coi tiền của dân, của nước như tiền của chính mình nhỉ!
Cả Nghĩ
Nguồn: suckhoedoisong.vn
(SGGP).-Ngày 14-11, Văn phòng Tiếp công dân TPHCM đã gặp và thông báo đến ông Nguyễn Tấn Lực (ngụ ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn) về kết quả giải quyết vụ khiếu kiện tranh chấp lối đi từ căn nhà của ông tại số 2A Vũ Ngọc Phan, phường 13 (quận Bình Thạnh) - mà Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tại buổi tiếp công dân ngày 5-11 đã chỉ đạo giải quyết.
Ông Phạm Văn Thành, Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân TP đã thông báo đến gia đình ông Lực kết luận của Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải và Nghị quyết số 1805/NQHĐTV 181-12-TCT ngày 12-11 của Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (Satra).
Theo đó, Satra thống nhất chủ trương cho tháo dỡ ngay cửa hàng của Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) trên đường Vũ Ngọc Phan, phường 13 (quận Bình Thạnh) - nguyên trước kia là chốt bảo vệ của Vissan khi đường Vũ Ngọc Phan còn là đường nội bộ của doanh nghiệp này - cho phù hợp với quy hoạch hiện nay, để đảm bảo lộ giới và mỹ quan đô thị trên đường Vũ Ngọc Phan. Việc tháo dỡ công trình trên tạo điều kiện cho gia đình ông Lực có được lối đi ra đường Nơ Trang Long.
H. NAM
Nguồn: sggp.org.vn
Nạo vét luồng Soài Rạp. Ảnh: tuoitre.vn
Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư nạo vét luồng Soài Rạp giai đoạn 2 (Sở Giao thông vận tải TP HCM), luồng sẽ được nạo vét đạt độ sâu 9,5 m để đảm bảo tàu có tải trọng 30.000 tấn đủ tải và tàu 50.000 tấn giảm tải ra vào cụm cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè).
Chiều dài luồng nạo vét là 54 km, dự kiến thực hiện trong 14 tháng với tổng mức đầu tư gần 2.800 tỷ đồng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Bỉ (hơn 70 triệu Euro) cùng nguồn vốn đối ứng trong nước.
Hiện tàu từ Biển Đông vào TP. Hồ Chí Minh phải vòng qua mũi Vũng Tàu, vịnh Rành Rái và các sông Ngã Bảy, Lòng Tàu, Nhà Bè và Sài Gòn với quãng đường 85 km. Mặt khác, luồng Lòng Tàu không rộng, không đón được các tàu biển lớn ra vào. Điều này đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển của TP.
Vì vậy, dự án nạo vét luồng Soài Rạp cho tàu có trọng tải lớn vào lấy hàng tại cảng Hiệp Phước sẽ giúp thúc đẩy việc di dời các cảng biển trên sông Sài Gòn ra khỏi nội thành TP Hồ Chí Minh nhanh hơn.
Công Trí
Nguồn: baodientu.chinhphu.vn
Ngôi nhà này của bà Hồ Thị Hồng Nhung, xây dựng từ tháng 11-2011, không những làm mất mĩ quan đô thị, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân xung quanh. Trong lúc tất cả nhà dân xây dựng ở hai bên đường thì bà Nhung xây thêm căn nhà bếp nằm giữa đường ở cuối hẻm bịt kín lối đi. Từ khi bà Nhung bắt đầu xây dựng phần đường bê-tông của hẻm, bà con phản đối thậm chí, xảy ra tranh cãi, xô xát giữa gia đình bà Nhung với hộ ở đối diện là nhà anh Nguyễn Hiểu Minh, buộc lực lượng an ninh xã phải can thiệp. Ông Ngô Phước Lý, cán bộ quản lí đô thị của xã đến tìm hiểu nhưng vẫn làm ngơ cho bà Nhung tiếp tục xây dựng hoàn thành. Vào những ngày mưa bão, nước không có lối thoát bị ứ đọng lại, tràn ngược vào những nhà dân. Do nhà bà Nhung xây ở giữa đường nên nếu đi từ ngoài vào bị chặn bởi ngôi nhà này còn đi từ trong ra thì phải đi vòng. Những hộ dân đã làm đơn kiến nghị đến UBND xã Vĩnh Ngọc, UBND TP Nha Trang để xem xét, xử lí. UBND xã Vĩnh Ngọc cho biết: "vùng đất này rộng khoảng 5000m2, trước năm 2005 là đất trống, trũng. Từ năm 2005, dân cư các nơi về mua đất, xây dựng nhà ở tự phát. Bà Nhung được sang nhượng lại đất của ông Phú ở cuối con hẻm, xây dựng nhà bếp 10,92m2. UBND xã Vĩnh Ngọc đã từng lập biên bản ngày 21-11-2011 ra quyết định xử phạt số 526/QĐ-CT-UBND ngày 29-11-2011 với số tiền 200.000 đồng." Sau khi nhận được đơn kiến nghị của nhân dân yêu cầu bà Nhung tháo dỡ căn nhà bếp để làm tiếp đường bê-tông và múc mương thoát nước, UBND xã Vĩnh Ngọc cũng cho tiến hành kiểm tra thực địa. Thế nhưng, đáp lại trông mong của người dân nhưng chính quyền buông câu trả lời: "Nếu có tháo dỡ căn nhà bếp của bà Nhung thì nước vẫn không thoát được". Theo chính quyền địa phương là các bác cứ "CHỜ" vì hiện nay, UBND xã Vĩnh Ngọc đã lập hồ sơ thiết kế dự toán công trình đường và hệ thống thoát nước con hẻm, chờ UBND thành phố Nha Trang phê duyệt và sẽ thi công vào năm 2013 trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Rõ ràng, chính quyền xã Vĩnh Ngọc quá thờ ơ, giải quyết vụ việc không dứt điểm làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường chung của thành phố, trong lúc thành phố Nha Trang đang từng bước, kiến thiết, đô thị hóa để sớm trở thành đô thị loại một trực thuộc trung ương. Xuân Long
Nguồn: nguoicaotuoi.org.vn
Dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây có diện tích 207,6ha, thuộc địa giới hành chính các phường Xuân La (quận Tây Hồ), phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), xã Xuân Đỉnh và xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm). Nhấn nút động thổ Dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây Dự án có thương hiệu chính thức là STARLAKE,được xây dựng bằng vốn đầu tư của Tập đoàn Daewoo E&C và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB).
Phía Bắc Khu đô thị là đường quy hoạch tiếp giáp với khu ngoại giao đoàn; phía Nam có mặt cắt ngang 40m, ra đường Hoàng Quốc Việt; phía Đông là đường Vành đai 2, đường Lạc Long Quân; phía Tây là đường có mặt cắt ngang 40m, ra đường Phạm Văn Đồng.
Được sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ hai nước Việt Nam - Hàn Quốc và UBND TP Hà Nội; sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các bộ, sở, ban, ngành T.Ư và địa phương, thời gian qua, Dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây đã đạt được những kết quả quan trọng và đầy ý nghĩa trong công tác giải phóng mặt bằng và động thổ dự án.
Dự án được coi là dấu mốc đặc biệt quan trọng, tái khẳng định quyết tâm, khả năng tài chính của chủ đầu tư (Công ty TNHH Phát triển T.H.T). Đồng thời cũng cho thấy, các nhà đầu tư chiến lược, có kế hoạch kinh doanh dài hạn vẫn đặt niềm tin vào thị trường bất động sản Việt Nam, bất chấp những khó khăn trước mắt.
Đây cũng là sự kiện quan trọng thiết thực chào mừng kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Hàn Quốc.
Theo quy hoạch chung của TP. Hà Nội đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, Tây Hồ Tây được quy hoạch thành một khu đô thị với đầy đủ các chức năng đa dạng, như văn hóa, hành chính, giáo dục, thương mại, tài chính, dịch vụ quốc tế, nhà ở... và sẽ là nơi đặt trụ sở của một số bộ, ngành (sau khi được di dời khỏi khu vực nội đô). Đây là lý do khiến Dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây tạo được sức hút đặc biệt với giới đầu tư.
Khu vực trung tâm của Dự án sẽ tạo dựng một trục không gian mở gắn kết với không gian mặt nước Hồ Tây được hình thành bởi các công trình văn hóa, cơ quan hành chính, quảng trường, cây xanh, mặt nước... nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc của khu vực phía Tây Hồ Tây.
Dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây có vị trí đắc địa ở khu vực phía Tây Hà Nội, có sự kết nối với một loạt dự án trọng điểm của thành phố, như đường nối cầu Nhật Tân - Sân bay quốc tế Nội Bài, Dự án Nhà ga T2, Dự án Đường vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3, cầu Nhật Tân... Do đó, Dự án được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt cảnh quan và diện mạo kiến trúc của khu vực phía Tây TP. Hà Nội.
Dự án hoàn thành sẽ kiến tạo cho Thủ đô Hà Nội một khu đô thị mới hiện đại, phát triển, đồng bộ về cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật với các công trình kiến trúc hiện đại, cảnh quan đẹp, thân thiên với môi trường, đồng thời phát triển thành một khu trung tâm hành chính, kinh tế của Việt Nam kết nối với khu vực Đông Nam Á.
Nguồn: www.ktdt.com.vn
Sáng 15/11, tại Hà Nội, Tập đoàn Daewoo E&C và Ngân hàng phát triển Hàn Quốc tổ chức lễ động thổ dự án khu đô thị trung tâm Tây Hồ Tây, vốn đầu tư 2,5 tỷ USD.
Dự án Khu đô thị trung tâm Tây Hồ Tây có diện tích 207 ha, thuộc địa bàn phường Xuân La quận Tây Hồ, phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy và 2 xã Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm.
Dự án triển khai từ nay đến năm 2019, sau khi hoàn thành sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thành phố Hà Nội. Đây cũng là một trong những sự kiện quan trọng chào mừng kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Hàn Quốc./.
Nguồn: vov.vn
Ngày 15/11, tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội đã chính thức động thổ và công bố thương hiệu Dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây. Dự án được coi là dấu mốc đặc biệt quan trọng, tái khẳng định quyết tâm, khả năng tài chính của chủ đầu tư (Công ty TNHH Phát triển T.H.T). Đồng thời cũng cho thấy, các nhà đầu tư chiến lược, có kế hoạch kinh doanh dài hạn vẫn đặt niềm tin vào thị trường bất động sản Việt Nam, bất chấp những khó khăn trước mắt. Đây cũng là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện kinh tế - xã hội lớn kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc được Chính phủ hai nước đặc biệt quan tâm. Dự án hoàn thành sẽ tạo cho Thủ đô Hà Nội một khu đô thị mới hiện đại, phát triển, đồng bộ về cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật với các công trình kiến trúc hiện đại, cảnh quan đẹp, thân thiên với môi trường, đồng thời phát triển thành một khu trung tâm hành chính, kinh tế của Việt Nam kết nối với khu vực Đông Nam Á. Mặt khác, việc thiết lập cơ sở hạ tầng một cách bài bản, hệ thống, có tính đến các nhu cầu cho tương lai, như giao thông - vận tải, truyền thông, quản lý đô thị, Dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kỹ thuật phát triển đô thị mới tại Việt Nam thông qua việc tiếp cận, vận hành những công nghệ thiết kế, xây dựng công trình tiên tiến nhất của Hàn Quốc và thế giới. Trước đó, vào ngày 14/11, Tổng giám đốc Công ty Becamex Tokyu, Toshiyuki Hoshino cho biết, khó khăn trên thị trường địa ốc Việt Nam chỉ là ngắn hạn. Becamex Tokyu không bi quan và cam kết phát triển khu đô thị này lâu dài trong 15 năm. Becamex Tokyu là liên doanh giữa hai tập đoàn Tokyu Corporation (Nhật) và Becamex IDC Corp (công ty trực thuộc tỉnh Bình Dương, Việt Nam). Cơ sở để ông Toshiyuki Hoshino kỳ vọng vào sự trở lại của bất động sản Việt Nam là tốc độ tăng dân số nhanh và trẻ, cộng thêm quá trình đô thị hóa mạnh. Từ chối tiết lộ vốn đầu tư cụ thể của mình vào dự án Tokyu Bình Dương Garden City, chuyên gia này cho hay, giai đoạn một của dự án chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD của toàn khu. Các căn hộ chung cư sẽ được khởi công vào ngày 21/11, sau đó thi công cọc móng và tháng 3/2013 sẽ bắt đầu triển khai phần thân. Dự án được xây dựng bằng công nghệ Nhật, phục vụ phân khúc trung cấp trở lên và bàn giao năm 2014. Tổng giám đốc Công ty Becamex Tokyu cho biết thêm, dự kiến trong thời gian tới, ông sẽ mời thêm nhiều đối tác Nhật cùng tham gia phát triển khu đô thị 1,2 tỷ USD này. Công Trí
Nguồn: baodientu.chinhphu.vn
Sáng 15/11/2012 Công ty TNHH Phát triển T.H.T đã tổ chức Lễ động thổ khu đô thị mới Tây Hồ Tây, đồng thời lần đầu tiên công bố thương hiệu dự án là STARLAKE. Dự án khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây (Starlake) được xem như là khu đô thị hiện đại bậc nhất của Thủ đô trong tương lai, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế -xã hội khu vực phía Tây Thành phố.
Cắt băng động thổ dự án
Mặt bằng Starlake đã giải phóng mặt bằng
Dự án Starlake được phát triển bởi Nhà đầu tư là Tập đoàn Daewoo E&C và Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB). Tổng quy vốn đầu tư của dự án lên đến 2,5 tỷ USD. Đây là dự án mang ý nghĩa biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác của hai quốc gia Việt Nam – Hàn Quốc.
Dự án có tổng diện tích 207,6ha thuộc địa phận các phường Xuân La quận Tây Hồ, Nghĩa Tân quận Cầu Giấy và Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế huyện Từ Liêm. Trong đó 89,65ha dành cho đường giao thông, đường dạo, công viên, cây xanh, hồ điều hòa. Hơn 25ha của dự án dành cho không gian mở phục vụ hoạt động công ích của Thành phố và xây dựng trụ sở mới các bộ ngành sẽ di dời về đây.
Phần diện tích 46ha dành cho công trình thương mại, trung tâm tài chính, văn phòng hiện đại cùng với các công trình văn hóa như Nhà hát Thăng Long. Riêng khu đất 25ha với quy mô dân số khoảng 25000 người được quy hoạch là khu chung cư cao tầng, nhà liền kề và biệt thự.
Daewoo E&C và KDB cam kết sẽ kiến tạo cho Hà Nội một khu đô thị hiện đại, cao cấp nhật Việt Nam trong tương lai gần.
Bình An
Theo TTVN
Tien kiem ky hiep
http://netphim.org/tien-kiem-ky-hiep-truyen-1-long-tieng/
Nguồn: land.cafef.vn
Đây là dự án mang trọng trách và ý nghĩa biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác của hai quốc gia Việt Nam - Hàn Quốc. Lễ động thổ cũng là một trong những sự kiện đáng chú ý trong chuỗi các sự kiện kinh tế - xã hội lớn kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.
Lễ cắt băng động thổ dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây
Khu đô thị nằm ở phía Tây của Hồ Tây, thuộc địa giới hành chính phường Xuân La (quận Tây Hồ), phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), xã Xuân Đỉnh và xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm). Phía Bắc khu đô thị là đường quy hoạch tiếp giáp với khu ngoại giao đoàn; phía Nam giáp khu vực Nghĩa Đô, phía Đông là khu vực bao quanh Hồ Tây; phía Tây giáp công viên Hòa Bình và công viên Hữu Nghị.
Dự án có tổng diện tích 207,6ha, trong đó 89,65ha dành cho đường giao thông, đường dạo, công viên, cây xanh, hồ điều hòa. Hơn 25ha của dự án dành cho không gian mở phục vụ hoạt động công ích của TP Hà Nội và xây dựng trụ sở mới các bộ ngành được di dời. Phần diện tích 46ha dành cho các công trình thương mại, trung tâm tài chính, văn phòng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, cùng với các công trình văn hóa, giáo dục như Nhà hát Thăng Long, trường học các cấp, nhà liền kề và biệt thự thiết kế hiện đại kết hợp với không gian Hồ Tây tạo môi trường sống thân thiện với môi trường.
Phối cảnh dự án
Ông Lee Kwon Sang - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển T.H.T, đại diện Chủ đầu tư cho biết, dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây sẽ mang thương hiệu STARLAKE - biểu tượng cho đẳng cấp, tầm vóc của khu đô thị hiện đại mang phong cách Hàn Quốc bên bờ Hồ Tây với điều kiện sống lý tưởng, thân thiện với thiên nhiên và môi trường.
Ông Lee cũng lý giải, STARLAKE gồm có chữ STAR - biểu tượng cho kỳ vọng về một khu đô thị kiểu mẫu, như ngôi sao sáng, kết hợp với chữ LAKE - tượng trưng cho Hồ Tây, cho môi trường sống gần gũi, thân thiện với thiên nhiên. Màu sắc chủ đạo của thương hiệu STARLAKE là màu vàng cam tượng trưng cho màu sắc của ngôi sao trong quốc kỳ Việt Nam, kết hợp với màu đỏ tía thể hiện sự sang trọng, tinh tế như hình ảnh hoàng hôn Hồ Tây, đem lại cảm giác ấm áp.
Dự án được xây bằng vốn đầu tư của Tập đoàn Daewoo E&C - Tập đoàn xây dựng tầm cỡ thế giới và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) - Tập đoàn tài chính nhà nước hàng đầu Hàn Quốc. Tại lễ động thổ, Daewoo E&C và KDB đã cam kết sẽ kiến tạo cho Hà Nội một khu đô thị hiện đại, cao cấp nhất Việt Nam.
Linh Vân
Nguồn: dddn.com.vn
Theo đó, thị xã Kiến Tường sẽ có diện tích 20.428 ha diện tích tự nhiên và 64.589 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: Phường 1, phường 2, phường 3 và 5 xã Tuyên Thạnh, Bình Tân, Thạnh Trị, Bình Hiệp, Thạnh Hưng.
Trụ sở hành chính đóng tại phường 1, thị xã Kiến Tường (trụ sở UBND huyện Mộc Hóa hiện hữu). Cơ cấu kinh tế của thị xã Kiến Tường là thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp.
Thị xã Kiến Tường có phía Đông giáp huyện Mộc Hóa, phía Tây giáp huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng, phía Nam giáp huyện Tân Thạnh, phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia và có có đường biên giới dài 26 Km.
Sau khi thành lập thị xã Kiến Tường, huyện Mộc Hóa còn lại có 29.764 ha diện tích tự nhiên và 29.853 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Tân Lập, Bình Hòa Tây, Bình Hòa Đông, Bình Phong Thạnh, Bình Hòa Trung, Tân Thành, Bình Thạnh. Trụ sở huyện Mộc Hóa đóng tại khu vực ngã ba sông Vàm Cỏ Tây - Ba Hồng Minh thuộc xã Bình Phong Thạnh và xã Tân Thành.
Như vậy, Long An sẽ có 15 đơn vị hành chính trực thuộc (tăng 1 đơn vị), bao gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An.
Nguồn: cafeland.vn
Theo tìm hiểu của PV, năm 2010, giá mỗi căn hộ tại KĐT này có thể lên tới hơn 10 tỷ đồng. Còn tại thời điểm hiện nay, giá mỗi căn tại đây hơn 5 tỷ đồng. Nhiều người dân đang sinh sống tại KĐT Văn Phú cho rằng, chỉ vì tin tưởng vào thương hiệu của Cty CP Đầu tư và phát triển Văn Phú Invest (Cty Văn Phú) mà họ bị “quả đắng”.
Đến nay, những ngôi nhà trong KĐT Văn Phú đã được bán gần hết. Sau khi thu được mớ tiền của người dân, việc có hay không những căn hộ bị sụt lún nghiêm trọng thì Cty Văn Phú… “không cần biết”? Mặc dù còn thời gian bảo hành, mỗi căn hộ bị phát hiện có dấu hiệu sụt lún hoặc xuống cấp nghiêm trọng thì Cty Văn Phú chỉ cần “ra lệnh” cho các nhà đầu tư thứ cấp tìm cách khắc phục. Với cương vị là nhà đầu tư cấp 1, lẽ ra Văn Phú phải “đứng mũi chịu sào”, thì ngược lại, đơn vị này phủi trách nhiệm rồi đổ lỗi cho… “ông địa”. Đây là điều không thể chấp nhận được. Văn Phú và các nhà đầu tư thứ cấp chỉ cần bán nhà, thu tiền rồi “bỏ mặc” khách hàng. Và hàng trăm hộ dân sinh sống trong những ngôi nhà “đáng sợ” đó đang lo lắng không biết nhà của họ còn tiếp tục bị sụt lún đến mức nào? Và liệu có đến mức nguy cơ sập nhà hay không?
PGS-TS Trần Chủng, Trưởng ban Chất lượng Tổng hội xây dựng Việt Nam, nguyên Cục trưởng cục Giám định nhà nước về chất lượng xây dựng:
“Khi phát hiện sự cố như lún, nứt, sụt, thì phải theo dõi một cách nghiêm túc”.
Theo PGS-TS Trần Chủng: "Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng quy định: Khi phát hiện cá dấu hiệu sự cố như lún, nứt, sụt... thì phải được theo dõi một cách nghiêm túc. Việc theo dõi phải do các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp thực hiện. Các tổ chức này không chỉ có trang thiết bị để thực hiện khảo sát, họ cần có một đội ngũ kỹ sư và chuyên gia có trình độ để chẩn đoán mức độ hiện tại của sự cố mà còn phải phân tích và dự báo diễn biến của sự cố. Nghị định số 02/2006/NĐ-CP của Chính phủ ghi rõ các chủ đầu tư cấp 1 hay thứ cấp đều phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng thuộc dự án do mình là chủ đầu tư. Họ phải tổ chức điều tra sự cố, tìm nguyên nhân và mức độ thiệt hại của sự cố. Ví dụ, nguyên nhân gây sụt lún do thi công sai so với thiết kế được duyệt thì nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm. Trong khi đó, chủ đầu tư dự án cấp 1 phải chịu trách nhiệm về các vi phạm liên quan tới thẩm quản lý của mình như: công trình thuộc dự án cấp 2 có tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn cho công trình lân cận không?.. Nếu anh không quản lý những phần việc thuộc nghĩa vụ của anh thì anh vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới". Và như vậy, chủ đầu tư dự án cấp 1 (ở đây là Cty Văn Phú) vẫn là "ông chủ" của cả khu đô thị, và Cty này không được khoán trắng về chất lượng công trình cho chủ đầu tư thứ cấp. PGS-TS Trần Chủng cũng cho biết thêm:" Những chủ đầu tư mà không nghiêm túc phản ứng trước các sự cố sụt lún trên thì cơ quan chức năng phải can thiệp. Vì sự can thiệp này không chỉ là kiểm tra sự tuân thủ pháp luật của chủ đầu tư mà phải buộc chủ đầu tư thực hiện hạn chế thiệt hại không chỉ đối với công trình của chủ đầu tư mà còn vì sự an toàn của cộng đồng và các công trình lân cận". Rõ ràng tình trạng sụt lún nghiêm trọng đang xảy ra tại KĐT Văn Phú mà Cty cho rằng tại địa chất là không thuyết phục. Nếu trong tương lai gần,Cty Văn Phú và 17 nhà đầu tư thứ cấp không có biện pháp khắc phục tình trạng sụt lún nói trên , người dân có thể làm đơn yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc để xác định nguyên nhân và quy trách nhiệm cụ thể đối với Cty này. |
(Còn nữa)
Bài, ảnh:Nguyễn Khuê
Tien kiem ky hiep
http://netphim.org/tien-kiem-ky-hiep-truyen-1-long-tieng/
Nguồn: phapluatxahoi.vn
Các dự án triển khai ở Đống Đa hàng năm chỉ chừng 20 đến 30 trường hợp, nhưng điều đặc biệt là phần lớn trong số đó tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là mở đường qua những khu vực người dân đang sinh sống ổn định. Mặt trái của việc này là khi các công trình được mọc lên, nếu việc quản lý về quy hoạch, xây dựng không tốt, dễ dẫn tới sự tồn tại của những ngôi nhà “siêu mỏng, siêu méo”. Điều này đã được thể hiện rất rõ tại các đường mới ở ngõ 19, 47 phố Cát Linh (phường Quốc Tử Giám). Một cán bộ của UBND quận Đống Đa đã khẳng định chắc nịch: Nếu các anh muốn tìm hiểu rõ tình hình trên địa bàn Quốc Tử Giám thì cứ tới phố An Trạch, ở đó có tới gần hai chục ngôi nhà dạng kiểu này, nhưng chưa hề bị xử lý!
Những căn nhà siêu mỏng, siêu méo vẫn tồn tại ở ngõ 19 Cát Linh.
Trường Lưu
Nguồn: phapluatxahoi.vn
Theo THT
Nghi thức động thổ dự án sáng 15/11 |
Khu đô thị Tây Hồ Tây với thương hiệu StarLake nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Tây Hồ và huyện Từ Liêm (Hà Nội) có tổng mức đầu tư lên tới 2,5 tỷ USD do Tập đoàn Daewoo E&C đầu tư chính thức động thổ sáng 15/11.
Dự án có tổng diện tích 207,6ha thuộc địa giới hành chính phường Xuân La (quận Tây Hồ), phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), xã Xuân Đỉnh và xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm).
Phía Bắc dự án là đường quy hoạch tiếp giáp với khu ngoại giao đoàn; phía Nam giáp khu vực Nghĩa Đô, phía Đông là khu vực bao quanh Hồ Tây; phía Tây giáp công viên Hòa Bình và công viên Hữu Nghị.
Trong tổng diện tích hơn 200 ha, chủ đầu tư dành gần 90ha cho đường giao thông và công trình phụ trợ. Hơn 25ha dành cho không gian mở phục vụ hoạt động công ích của TP Hà Nội và xây dựng trụ sở mới các bộ ngành được di dời.
Phối cảnh tổng thể dự án |
Ngoài ra, có khoảng 46ha dành cho các công trình thương mại, trung tâm tài chính, văn phòng cùng các công trình văn hóa, giáo dục như Nhà hát Thăng Long , trường học các cấp...
Riêng khu đất ở rộng 26ha, với quy mô dân số khoảng 25.000 người được quy hoạch đa dạng với các chung cư cao tầng, nhà liền kề và biệt thự... thiết kế kiến trúc hiện đại kết hợp với không gian tự nhiên tuyệt đẹp của hồ Tây tạo nên môi trường sống lý tưởng, thân thiện với môi trường.
Ông Lee Kwon Sang - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển T.H.T (thuộc Tập đoàn Daewoo E&C) đại diện chủ đầu tư cho biết, dự án sẽ mang phong cách Hàn Quốc bên bờ Hồ Tây với điều kiện sống lý tưởng, thân thiện với thiên nhiên và môi trường.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 2,5 tỷ USD được xây bằng vốn đầu tư của Tập đoàn Daewoo E&C và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB).
Dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây có vị trí đắc địa ở khu vực phía Tây của Hà Nội kết nối với một loạt dự án trọng điểm như đường nối cầu Nhật Tân - Nội Bài, dự án đường vành đai 1-2-3... do đó được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt cảnh quan và diện mạo kiến trúc của khu vực phía Tây Hà Nội. Theo quy hoạch, dự kiến tuyến đường sắt đô thị số 2 sẽ được xây dựng chạy qua trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây, nên từ đây có thể kết nối nhanh chóng với sân bay Nội Bài qua đường vành đai 2 về phía Đông và đường Phạm Văn Đồng về phía Tây, tạo nên lợi thế to lớn, biến nơi đây trở thành khu đô thị trung chuyển của cả Hà Nội (Nguồn: Công ty THT) |
Tác giả:Minh Hoàng
Nguồn: landtoday.net
Theo VnEconomy
Tình trạng biệt thự bỏ hoang xảy ra ở nhiều khu đô thị mới tại Hà Nội. |
Theo kết luận của cơ quan này, tình trạng vi phạm quy hoạch, lập dự án ôm đất, không chấp hành các quy chuẩn xây dựng, tùy tiện xây thêm biệt thự, căn hộ... đang diễn ra khá phổ biến trên địa bàn thành phố.
Một số điển hình được nêu là dự án nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì có diện tích 57.405 m2 do Công ty Xây lắp Thương mại làm chủ đầu tư; dự án công trình dịch vụ thương mại do Công ty Cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí làm chủ đầu tư; dự án tổ hợp khách sạn 5 sao, văn phòng cho thuê 250.000 m2 đất do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư.
Kết quả thanh tra theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 cho thấy, các ô đất nêu trên được quy hoạch là hồ chứa nước, cây xanh, công viên.
Đối với dự án xây dựng khách sạn, văn phòng 1.465 m2 đất do Công ty Cổ phần Sông Hồng làm chủ đầu tư, quy hoạch tỷ lệ 1/5.000 của huyện Từ Liêm cho thấy khu đất này được quy hoạch là đất ở.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ, không chỉ vi phạm về quy hoạch, việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 một số dự án có chỉ tiêu sử dụng đất không phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt nam. Ví dụ như dự án khách sạn văn phòng cho thuê do Công ty Cổ phần Hà Sơn làm chủ đầu tư.
Theo quy chuẩn, mật độ xây dựng tối đa 26%, hệ số sử dụng đất tối đa 2,86 lần nhưng lại được phê duyệt mật độ xây dựng 29,8%, hệ số sử dụng đất 3,1 lần.
Dự án trụ sở giao dịch và giới thiệu sản phẩm do Công ty Sản xuất và Dịch vụ xuất khẩu Nguyễn Hoàng làm chủ đầu tư, theo quy chuẩn thì mật độ xây dựng tối đa 33%, hệ số sử dụng đất tối đa 2,54 lần nhưng lại được phê duyệt mật độ xây dựng 40%, hệ số sử dụng đất 3,36 lần.
Dự án văn phòng, khách sạn cho thuê do Công ty Cổ phần Sông Hồng làm chủ đầu tư, theo quy chuẩn thì mật độ xây dựng tối đa 28%, hệ số sử dụng đất 2,8 lần nhưng lại được phê duyệt mật độ xây dựng lên tới 37%, hệ số sử dụng đất 3,7 lần...
Thi công, chuyển nhượng nhiều vi phạm
Kết quả thanh tra việc chấp hành thiết kế, giấy phép xây dựng cho thấy, tình trạng vi phạm diễn ra khá phổ biến, trong đó nổi lên là việc xây vượt số tầng, căn hộ so với giấy phép được cấp.
Điển hình cho các vi phạm kể trên là dự án khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì. Theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000, đất xây dựng nhà cao tầng gồm 7 ô, nhưng khi quy hoạch chi tiết 1/500 thì đất xây nhà cao tầng đã tăng thêm thành 9 ô, làm cho diện tích đất xây dựng tăng thêm 5.071m2, diện tích sàn tăng thêm 56.395m2, phá vỡ quy chuẩn xây dựng.
Riêng đối với khu thấp tầng và khu xây dựng công trình hỗn hợp diện tích đất xây dựng tăng 6.708 m2, diện tích sàn xây dựng tăng 111.312 m2, làm cho hệ số sử dụng đất và mật độ xây dựng tăng so với quy hoạch 1/2.000 đã được UBND thành phố phê duyệt.
Kết quả thanh tra dự án khu nhà ở để bán (diện tích 9.503 m2) tại xã Mỹ Đình do Công ty Cổ phần Kinh doanh phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư, cho thấy, theo quy hoạch, đây sẽ là những khu chung cư 5 tầng và 6 tầng nhưng nay đã bị biến thành 12 lô nhà liền kề.
Tại dự án khu nhà ở để bán tại xã Mễ Trì (diện tích 75.761 m2) đất do Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện, chủ đầu tư đã biến tầng kỹ thuật áp mái thành nhà ở tương đương với 1.900 m2 sàn xây dựng.
Trong khi đó, tại dự án xây dựng nhà ở để bán tại xã Mỹ Đình diện tích 50.112m2 do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Ba Đình làm chủ đầu tư, tòa tháp cao tầng đã được thi công cao hơn so với giấy phép xây dựng 7,52m; nhà vườn cao 3 tầng thì được xây thành 4 tầng...
Ngoài việc vi phạm về quy hoạch, thiết kế, kết quả thanh tra cho thấy, tình trạng chuyển nhượng trái phép cũng diễn ra phổ biến tại nhiều dự án trên địa bàn thành phố.
Đơn cử như dự án khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì được giao cho Tổng Công ty Sông Đà và doanh nghiệp này đã giao cho đơn vị thành viên là Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) trực tiếp quản lý thực hiện và kinh doanh.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án, Sudico đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty Bitexco để cùng góp vốn đầu tư và phân chia đất đai, kể cả đất xây dựng công trình hỗn hợp và đất công cộng nhưng chưa được sự chấp thuận của UBND thành phố Hà Nội.
Hậu quả của những vi phạm trên là hàng trăm hộ dân sống tại tòa nhà The Manor đến vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở sau nhiều năm sinh sống tại đây.
Ngoài ra. cơ quan thanh tra còn phát hiện, Công ty Sudico đã tự ý chuyển nhượng khi chưa có ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với 6 ô đất trong dự án với diện tích lên đến 38.372 m2.
Riêng ô đất CC2 thuộc khu đô thị nói trên có diện tích là 4.783m2, theo quy hoạch là đất công cộng cấp thành phố. Tuy nhiên, chủ đầu tư cùng nhiều sở, ngành đã tham mưu để UBND thành phố giao cho Học viên Âm nhạc Quốc gia xây trụ sở là trái với quy hoạch được duyệt.
Tác giả:Bảo Anh
Nguồn: landtoday.net
Diện tích đất (đã có sổ đỏ) của ông Đặng Hồng Quân
bị thu hồi từ năm 2008 đến nay vẫn chưa được chính quyền đền bù
Chính quyền xã thất hứa
Theo ông Đặng Hồng Quân và nhiều hộ dân thôn Đồng Chiêm (xã An Phú) phản ánh, năm 2008, UBND Mỹ Đức đầu tư xây dựng dự án tuyến đê bao sông Mỹ Hà tại thôn Đồng Chiêm. Để thực hiện dự án, UBND xã An Phú đã thu hồi hàng nghìn m2 đất (đã được cấp sổ đỏ) của nhiều hộ dân. Điều đáng nói, khi tiến hành thu hồi đất GPMB, UBND xã An Phú đã không làm đúng quy định, trình tự về GPMB, không có quyết định thu hồi đất, không niêm yết phương án đền bù về đất. Trước khi thu hồi, UBND xã cử cán bộ tổ chức họp các hộ dân bị thu hồi đất và hứa hẹn sau khi xây xong tuyến đê sẽ đền bù sau. UBND xã An Phú cũng thành lập tổ công tác tiến hành đo đạc, kiểm đếm, làm các biên bản ghi nhận thiệt hại về đất đai, tài sản trên đất khi GPMB. Trong các biên bản ghi rõ: "số diện tích đất bị ảnh hưởng, UBND xã sẽ hỗ trợ đền bù sau”. Tin chính quyền xã, người dân đã đồng thuận và giao mặt bằng cho chính quyền khi chưa được đền bù. Do vậy, cuối năm 2008, tuyến đê được hoàn thành đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, sau khi công trình hoàn thành, chính quyền xã lại không đả động gì đến việc đền bù thiệt hại cho người dân như đã hứa. Bức xúc, người dân liên tục khiếu nại đến các cơ quan chức năng đề nghị can thiệp. Mặc dù đã có các văn bản của UBND TP. Hà Nội, UBND huyện Mỹ Đức đôn đốc UBND xã An Phú giải quyết dứt điểm vụ việc để đảm bảo quyền lợi của nhân dân, nhưng chính quyền xã vẫn cố tình chây ỳ kéo dài đã hơn 4 năm. Ông Đặng Hồng Quân, người dân bị thu hồi đất chia sẻ: Hầu hết các hộ dân bị thu hồi đất là dân nghèo, đất đai ít ỏi nhưng khi vì lợi ích chung và tin lời hứa của xã chúng tôi đã giao đất khiến cuộc sống của chúng tôi rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. "Khi làm tuyến đê toàn thôn Đồng Chiêm có 7 hộ bị thu hồi đất với diện tích lên tới hơn 1000 m2, đến nay chưa hộ nào nhận được tiền đền bù . UBND xã đẩy thiệt hại lên đầu người dân như vậy là không thể chấp nhận được.”- Ông Đặng Văn Dùng, một hộ dân khác bức xúc.
4 năm hay lâu hơn nữa?
Để tìm hiểu rõ hơn những thắc mắc của người dân, chúng tôi đến UBND xã An Phú để liên hệ làm việc. Tuy nhiên, thay vì thái độ hợp tác, cung cấp thông tin cho báo chí như Luật Báo chí đã qui định, thì ông Nguyễn Mạnh Ngự, Phó Chủ tịch UBND xã An Phú đã cố tình gây khó khăn, né tránh cung cấp thông tin. Sau khi xem nội dung đơn khiếu nại của người dân, ông Phó Chủ tịch xã khẳng định: "Trường hợp này đang vu khống cán bộ xã”. Thậm chí, ông Ngự còn tuyên bố: "Đồng chí Chủ tịch UBND huyện công bố dứt khoát, các xã tiếp nhà báo phải có sự đồng ý của UBND huyện”. Khi phóng viên đề nghị được xem văn bản qui định về qui tắc làm việc như trên thì ông Ngự chống chế: "Không ra quyết định nhưng phải tuân thủ… còn ai ra qui định như thế thì phóng viên không có thẩm quyền để hỏi…”.
Liên quan đến dự án xây dựng đê bao ở xã An Phú, bà Lê Thị Kim Thúy, Trưởng phòng kinh tế huyện Mỹ Đức cho biết: Dự án đê kè sông Mỹ Hà ở thôn Đồng Chiêm do UBND huyện Mỹ Đức làm chủ đầu tư. Huyện đã giao cho UBND xã An Phú tự giải phóng mặt bằng nên trách nhiệm giải quyết khiếu nại về đất thuộc thẩm quyền UBND xã. Chính quyền xã sẽ đền bù bằng đất cho người dân nhưng còn vướng mắc về thủ tục. Hiện tại làm thủ tục để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân bên Phòng TN&MT huyện yêu cầu phải có quyết định thu hồi đất. Nhưng lúc bấy giờ do qui định của Hà Tây (cũ) không chặt chẽ nên khi thu hồi lại không có quyết định thu hồi đất.
Ông Hoàng Mạnh Sơn, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức khẳng định: "Việc giải quyết khiếu nại của người dân xã An Phú thuộc trách nhiệm của UBND huyện và UBND xã An Phú, chúng tôi sẽ sớm kiểm tra nhưng cần có thời gian. Trong quá trình kiểm tra, phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm, thậm chí có thể khởi tố…”- ông Sơn cho biết.
Đức Sơn
Nguồn: daidoanket.vn
Ảnh minh họa.
Môi trường biển bị ô nhiễm nặng do chất thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chất thải sinh hoạt. Nên chất lượng trầm tích, đáy biển là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật đáy cũng ô nhiễm quá mức theo quy định của hầu hết các chuẩn quốc tế...Vì vậy, cần phải triển khai các giải pháp đồng bộ để bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái này.
Hiện có tới 62% tổng diện tích rừng ngập mặn trên toàn quốc là rừng trồng mới, thuần loại, chất lượng rừng kém cả về kích cỡ, chiều cao cây và đa dạng thành phần loài. Những cánh rừng ngập mặn tự nhiên hầu như không còn. Sự suy thoái thể hiện rõ nét nhất qua sự suy giảm nhanh chóng về diện tích và chất lượng các khu rừng ngập mặn.
Cụ thể như năm 1943 Việt Nam có hơn 408.500 ha rừng ngập mặn, thì đến năm 2006 chỉ còn 209.741 ha và chủ yếu là rừng trồng mới. Mất rừng ngập mặn chính là làm mất bãi đẻ của các loài thủy sản, mất nơi cư trú di cư của các loài chim nước, chức năng chống phèn hóa, ngăn ngừa xói lở bờ biển, hạn chế tác hại của bão lũ, triều cường.
Năm 2001, diện tích phân bố rạn san hô biển Việt Nam khoảng 110.000 ha, song theo số liệu điều tra nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường biển hiện chỉ còn 14.130 ha. Các kết quả điều tra tại 7 vùng san hô trọng điểm cho thấy chỉ có 2,9% diện tích được đánh giá là trong điều kiện sinh trưởng tốt; 11,6% ở trong tình trạng tốt, còn 44.9% rơi vào tình trạng xấu và rất xấu.
Rạn san hô ở vùng quanh đảo Cô Tô-Quảng Ninh vốn được xem là phát triển rất tốt, tỷ lệ phủ đạt 60-80%, có nơi 100%. Nhưng gần đây rạn san hô ở khu vực này hầu như đã chết hoàn toàn. Nguyên nhân gây chết do ngư dân đánh bắt cá ở rạn san hô bằng hóa chất độc Xianua từ những năm 2002-2006, làm cho san hô chết hàng loạt vào thời gian này.
Riêng hệ sinh thái thảm cỏ biển được xem là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, là nguồn cung cấp thức ăn cho các loài hải sản. Số loài cư trú trong vùng thảm cỏ biển thường cao hơn vùng biển bên ngoài từ 2 đến 8 lần. Cách đây 5 năm, thảm cỏ biển ven bờ Việt Nam còn tới 12.380 ha, chủ yếu thuộc về vùng bờ biển đảo Phú Quốc-Kiên Giang.
Nhưng cũng giống như rạn san hô, thảm cỏ biển đang mất dần diện tích, một phần do tai biến thiên nhiên, một phần do lấn biển để xây dựng các công trình và làm đầm, ao nuôi thủy sản. Nên đến nay độ che phủ của thảm cỏ biển tại nhiều khu vực đã giảm một nửa diện tích so với năm 2007./.
Văn Hào (TTXVN)
Nguồn: www.vietnamplus.vn
Đến thời điểm này, 6 tổ máy của Thủy điện Sơn La đã phát lên lưới điện quốc gia. Cả năm 2012, sản lượng điện của nhà máy ước sẽ đạt hơn 8 tỷ kwh. Đây là kết quả của sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, Ban quản lý dự án và các đơn vị thi công, là sự lao động quên mình của gần 10.000 con người đến từ các đơn vị tham gia thi công.
CôngThương- Ông Thái Phụng Nê - Phái viên Thủ tướng Chính phủ, Phó Ban chỉ đạo nhà nước các dự án Thủy điện Sơn La, Lai Châu - đã có cuộc trò chuyện với phóng viên về những điều kỳ diệu làm nên kỳ tích của Thủy điện Sơn La. Theo ông Nê, phải kể đến 6 yếu tố.
Yếu tố đầu tiên làthiết kế kỹ thuật do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 - tư vấn chính của dự án. Thiết kế kỹ thuật (TKKT) được tiến hành trong 3 năm (2004 - 2006). Trong thời gian đó, tư vấn thiết kế đã đề xuất nhiều giải pháp sáng tạo có giá trị kinh tế, đặc biệt tạo điều kiện giảm thời gian xây dựng so với quy định tại quyết định đầu tư. Báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) của dự án đã được xem xét công phu để luận chứng các cơ sở kinh tế - kỹ thuật trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và Chính phủ ban hành quyết định đầu tư.
Dự án Thủy điện Sơn La được thực hiện theo cơ chế đặc thù do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, TKKT được chia làm 3 giai đoạn: TKKT các công trình dẫn dòng; TKKT giai đoạn 1 (TKKT1); TKKT giai đoạn 2 (TKKT2). Quy định này tạo điều kiện cho việc tiến hành thiết kế và thi công sớm các công trình dẫn dòng (2004-2005) và sớm tiến hành đào móng các công trình chính (2006-2007) khi chưa hoàn chỉnh để phê duyệt TKKT (TKKT2).
Tháng 6/2004, TKKT các công trình dẫn dòng được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt, trong đó Tư vấn thiết kế đã đưa ra đề xuất “Bố trí cống dẫn dòng kiệt tại vị trí của tường bê tông trọng lực, thay thế tường này làm công trình ngăn các kênh dẫn dòng với hố móng lòng sông.” Sáng kiến này vừa giúp giảm khối lượng, vừa giảm được thời gian xây dựng.
Tháng 7/2006, TKKT2 được duyệt, trong đó tư vấn thiết kế lại đề xuất thay biện pháp đổ bê tông đập dâng bằng công nghệ dầm lăn với phụ gia khoáng là tro bay của Nhiệt điện Phả Lại được tuyển chọn lại. Đó là kết quả của 3 năm nghiên cứu sáng tạo trong phòng thí nghiệm và tại các bãi thực nghiệm ở hiện trường. Điều khó nhất là đã tìm ra công nghệ tuyển lại (giảm lượng than chưa cháy trong tro bay dưới 6%) mà ban đầu tưởng chừng không thể làm được. Áp dụng công nghệ tiên tiến này của thế giới vừa làm giảm giá thành xây dựng, vừa tăng được về cường độ đổ bê tông đập dâng bình quân đến 120 ngàn m 3 /tháng, giảm thời gian xây dựng.
Trong thời gian lập TKKT, tư vấn thiết kế đã dành nhiều thời gian để tham khảo các tiến bộ về phương tiện vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng, những thành quả đã đạt được của Công ty Vận tải đa phương thức (Bộ Giao thông vận tải). Từ việc nghiêncứu đó, tư vấn thiết kế đã đề xuất thay phương án nhà máy 8 tổ máy (8 x 300 MW) bằng phương án nhà máy 6 tổ máy (6 x 400 MW); thay phương án máy biến áp 1 pha bằng máy biến áp 3 pha. Với đề xuất này, trọng lượng kiện hàng vận chuyển lên tới 280 tấn so với 100 tấn khi xây dựng Thủy điện Hòa Bình. Đề xuất này không những có thể giảm khối lượng xây dựng mà còn giảm đáng kể thời gian thi công.
Yếu tố thứ hai laTổ hợp nhà thầu xây lắp do Tổng công ty Sông Đà, nay là Tập đoàn Sông Đà – tổng thầu; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn và Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (LICOGI) là các nhà thầu phụ. Các nhà thầu này đều là những đơn vị thi công thủy điện năng lực mạnh, giàu kinh nghiệm. Họ ra quân vào cuối năm 2003 để triển khai xây dựng mặt bằng công trường và đồng thời tận dụng thời gian chuẩn bị công trường 2 năm (2004-2005) để thi công các công trình dẫn dòng khi nhận được thiết kế. Họ làm nên một sự kiện chưa từng có: Lễ khởi công đồng thời là Lễ ngăn sông ngày 2/12/2005, ngăn sông sớm hơn 1 năm so với yêu cầu của quyết định đầu tư.
Điều đáng khen ngợi là suốt 6 năm thi công, các nhà thầu luôn hoàn thành đúng hạn.
Tổng thầu đã thành công trong việc mua sắm và lắp đặt kịp thời hệ thống trạm trộn, trạm làm lạnh năng suất 720 m 3 /h của CHLB Đức đồng bộ với hệ thống băng chuyền vận chuyển hỗn hợp bê tông đầm lăn của Nhật Bản. Đó là những thiết bị thi công hiện đại được sử dụng ở các công trình đập lớn trên thế giới. Cán bộ, công nhân lành nghề sử dụng thành thạo công nghệ hiện đại, đã hoàn thành đắp đập bê tông đầm lăn 2,7 triệu m 3 trong 32 tháng (1/2008 - 8/2010), sớm hơn 1 năm so với yêu cầu của quyết định đầu tư. Họ đã làm nên một kỷ lục về cường độ đắp đập bê tông đầm lăn ở Việt Nam: 8.000 m 3 /ngày và 190.000 m 3 /tháng, lên đập 18 m 3 /tháng, gần bằng cường độ đắp bê tông đầm lăn ở Trung Quốc (240.000 m 3 /tháng).
Yếu tố thứ ba,Tập đoàn Điện lực Việt Nam và đại diện là Ban quản lý dự án Thủy điện Sơn La - Chủ đầu tư thực hiện tốt điều hành - điều độ trên công trường. Một yếu tố hàng đầu đã đưa dự án đến thành công là chủ đầu tư đảm bảo vốn, thanh toán kịp thời khối lượng hoàn thành hàng tháng cho các nhà thầu.
Chủ đầu tư đã rất linh hoạt khi tổ chức thực hiện một đề xuất đáng giá có một không hai do Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung đưa ra và chế tạo là sử dụng “cầu trục chân què” để tiến hành “thử khô” cửa van sự cố cửa xả sâu của công trình xả lũ vận hành và cửa van sửa chữa, lưới chắn rác của cửa nhận nước nhà máy khi các công trình này còn đang xây dựng dở dang ở cao độ thấp. Nhờ có giải pháp này, việc tích nước hồ chứa để chạy các tổ máy được tiến hành đúng tiến độ.
Nhiều chuyên gia đến kiểm tra và thăm công trình đang xây dựng đều có nhận xét thống nhất: Hiếm thấy sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị thực hiện dự án trên công trường như vậy.
Yếu tố thứ tư làUBND các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu - chủ đầu tư của các dự án thành phần về di dân, tái định cư (TĐC).
Dự án di dân TĐC của Thủy điện Sơn La có khối lượng lớn nhất từ trước đến nay, hơn 30 nghìn hộ dân chịu ảnh hưởng, trong đó hơn 20 nghìn hộ dân phải di chuyển. Kết hợp với công tác di dân ở công trình quan trọng quốc gia, dự án đã phát triển các công trình hạ tầng giao thông, điện, trường, trạm… thực sự góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc. Xuất phát từ yêu cầu đó, Quốc hội chủ trương tách công tác di dân, TĐC thành các dự án thành phần do Chủ tịch UBND các tỉnh liên quan làm chủ đầu tư. Đây là chủ trương sáng suốt và đúng đắn vì chỉ có lãnh đạo địa phương, người sát với dân và là đại biểu lợi ích của địa phương mình mới đảm nhiệm được nhiệm vụ khó khăn và rất phức tạp có tính xã hội này.
Rút kinh nghiệm từ 2 khu di dân thí điểm Tân Lập (Sơn La) và Si-Pa-Phìn (Lai Châu cũ) theo hình thức nhà nước xây dựng nhà ở cho dân, phương án sản xuất theo hướng hiện đại (nuôi bò sữa, trồng chè Đài Loan…), UBND các tỉnh đã kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ quyết định chọn hình thức khoán tiền cho dân (bằng giá trị nhà ở do nhà nước xây dựng). Điều này đã giúp người dân tận dụng vật liệu nhà cũ tự xây dựng nhà cho mình tại khu, điểm TĐC phù hợp với quy hoạch chi tiết; phương án sản xuất được chọn theo hướng cây trồng, vật nuôi phù hợp với trình độ dân trí để đảm bảo ổn định cuộc sống trước mắt và từng bước phát triển toàn diện, bền vững nhiều năm sau TĐC.
Yếu tố thứ năm làBộ Giao thông vận tải - Chủ đầu tư của dự án thành phần các công trình giao thông tránh ngập đã chỉ đạo các đơn vị giao thông hoàn thành đúng hạn cầu Pa-Uôn và đoạn tránh ngập quốc lộ 279; cầu mới Hang Tôm và đoạn tránh ngập của quốc lộ 12. Đây là hai trong các cầu kết cấu hiện đại, có chiều cao lớn nhất, nhì trong nước.
Yếu tố thứ sáu làBan chỉ đạo nhà nước về Dự án thủy điện Sơn La do Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Trưởng ban đã hoạt động thực sự hiệu quả, giúp Thủ tướng Chính phủ ban hành, bổ sung đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách và hướng dẫn về quản lý, thực hiện các dự án thành phần, tổ chức kiểm tra điều độ đều đặn hàng tháng, 6 tháng và khi cần thiết; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
Đến thời điểm này, 6 tổ máy của Nhà máy Thủy điện Sơn La với công suất 2.400 MW đã được hoàn thành. Nhà máy về đích sớm hơn 3 năm, đồng nghĩa với việc cung cấp cho nền kinh tế quốc dân ngoài kế hoạch 30 tỷ kWh điện năng, tương đương giá trị 1,5 tỷ USD.
Đến thời điểm này, 6 tổ máy của Nhà máy Thủy điện Sơn La với công suất 2.400 MW đã được hoàn thành. Nhà máy về đích sớm hơn 3 năm, đồng nghĩa với việc cung cấp cho nền kinh tế quốc dân ngoài kế hoạch 30 tỷ kWh điện năng, tương đương giá trị 1,5 tỷ USD. |
Nguồn: baocongthuong.com.vn
Đòi giá bồi thường gấp 700 lần!
Ngày 15-10-2007, UBND tỉnh Long An đã ban hành Quyết định 2609/QĐ-UBND nhằm thu hồi hơn 143ha đất tại xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An để thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Phước Đông, trong đó có khu đất 5.471m 2 nằm trong quy hoạch Phước Đông do Doanh nghiệp tư nhân XD-TM Thăng Long (DN Thăng Long) đang sử dụng làm bãi khai thác cát.
Ngày 7-11-2007, UBND huyện Cần Đước đã thu hồi khu đất 5.471m 2 của DN Thăng Long bằng việc ban hành Quyết định 3833/QĐ-UBND với tổng số tiền đền bù 1,02 tỷ đồng và giao cho Ban giải phóng mặt bằng xã Phước Đông thực hiện.
Phía IMG Phước Đông cũng chuyển tiền bồi thường 100% cho các hộ dân thuộc diện giải tỏa đã được phê duyệt. Tất cả hộ dân đã nhận tiền, cá biệt DN Thăng Long không nhận tiền, dù số tiền đền bù đã gửi cho DN này trong ngân hàng.
Ông Chu Đình Khiêm, Tổng giám đốc CTCP IMG Phước Đông, cho biết từ cuối năm 2007 Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Cần Đước phối hợp với IMG Phước Đông giải phóng mặt bằng và giao 96% diện tích đất phải thu hồi, nhưng 4% đất còn lại của DN Thăng Long nhất định không chịu bàn giao và kéo dài cho đến nay.
Ông Khiêm cho biết thêm dù trách nhiệm thu hồi đất là của tỉnh, nhưng với thiện chí, ngoài việc chuyển 100% tiền đền bù vào tài khoản DN Thăng Long, IMG Phước Đông còn đồng ý thỏa thuận đổi một khu đất khác “đắc địa” hơn, rộng khoảng 6.000m 2 đã hoàn thiện hạ tầng trong DA.
Thế nhưng, DN Thăng Long bám víu vào Công văn 6464/UBND-KT ngày 14-12-2007 của tỉnh Long An để ra sức ép đòi bồi thường với mức giá 42 triệu đồng/m2, cao gấp 700 lần so giá đền bù hiện hành!
Quyết định thu hồi, công văn cho tồn tại?
Khu đất của DN Thăng Long hiện nay là một bãi cạp cát quy mô nhỏ, không phù hợp tồn tại trong KCN. Đây chính là lý do khiến DN Thăng Long nằm trong diện bị kê biên lấy đất giao cho IMG Phước Đông xây dựng KCN cầu cảng Phước Đông.
Thế nhưng, không hiểu sao trên cơ sở đề nghị của Trung tâm Xúc tiến và Đầu tư tỉnh Long An, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Đỗ Hoàng Việt (nay là Bí thư Thành ủy Tân An) ký Công văn 6464/UBND-KT ngày 14-12-2007 chỉ đạo cho phép DN Thăng Long được hoạt động tại vị trí cũ, chỉ sau Quyết định 2609 2 tháng.
Công văn 6464 ra đời có thể nói đã “góp công” rất lớn trong việc làm phá vỡ quy hoạch KCN Phước Đông, đi ngược chủ trương của Thủ tướng Chính phủ trong việc chuyển đổi các cụm công nghiệp thành KCN của tỉnh Long An, trong đó có KCN Phước Đông, kìm hãm tiến độ DA, mất cơ hội thu hút đầu tư… Các sở, ban, ngành tỉnh Long An sau đó đã mất nhiều thời gian họp nhiều lần vẫn không thể giải quyết “hậu” Công văn 6464.
Dự án KCN cầu cảng Phước Đông bị chậm tiến độ gần 5 năm. Ảnh: M. TUẤN |
Theo ông Khiêm, việc sử dụng hơn 0,5ha của DN Thăng Long không có gì phải đáng lo ngại trên tổng thể 143ha, song do mảnh đất hơn 0,5ha này nằm ở vị trí cắt ngang KCN Phước Đông, nên hạ tầng KCN không thể kết nối được. Chính vì vậy, IMG Phước Đông nhiều lần có đơn khiếu nại gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Long An và các cơ quan chức năng về tính bất hợp lý của Công văn 6464.
Theo quan điểm của Sở Tư pháp tỉnh Long An, sau khi KCN Phước Đông được phê duyệt, DN Thăng Long trở thành đối tượng di dời, thu hồi đất theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. IMG Phước Đông là đối tượng được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê theo nhu cầu (DA đầu tư thuộc nhóm A).
Việc 2 DN trên (IMG Phước Long và Thăng Long) tồn tại hoạt động không trùng nhau về quy hoạch và DA đầu tư, nên DN nào được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt thực hiện DA đầu tư theo quy hoạch mới với quy mô, tính chất quan trọng hơn, thì những tổ chức, cá nhân nằm trong quy hoạch sẽ bị thu hồi đất theo quy định. Vì vậy, UBND tỉnh Long An cần chấm dứt thi hành Công văn 6464.
Thanh tra Chính phủ vào cuộc
Công văn 6464 đã làm chậm tiến độ của DA tới gần 5 năm, khiến các đơn vị thi công phải dừng lại, ngân hàng ngừng cho vay, DN phải trả lãi vay hơn 100 tỷ đồng…Thậm chí nhiều đối tác như Công ty Hartalega (Malaysia) muốn thuê 40ha đất để đầu tư nhà máy sản xuất găng tay 400 triệu USD, công ty Thép Thủ Đức thuê 20ha… đã bỏ đi, khiến công ty thiệt hại gần 200 tỷ đồng, đồng thời đặt DA trước nguy cơ phá sản. Nếu lãnh đạo UBND tỉnh Long An không nhanh chóng có biện pháp xử lý theo kết luận của Thanh tra Chính phủ thì chúng tôi xin hoàn trả lại DA và đề nghị UBND tỉnh Long An trả lại chi phí chúng tôi đã bỏ ra. Qua sự việc này, tỉnh đã làm mất niềm tin không chỉ IMG Phước Đông mà còn nhiều nhà đầu tư tiềm năng khác đang có ý định đến với Long An. ÔngChu Đình Khiêm, |
Trước những góp ý của các sở, ban, ngành, UBND tỉnh Long An vẫn im lặng. Chính vì vậy, cuối tháng 8-2012, Thanh tra Chính phủ đã phải lập tổ công tác để “test” lại DA bị “lỗi” ở đâu.
Sau khi kiểm tra, Tổng Thanh tra Chính phủ đã kết luận bằng Công văn 2034/TTCP-CIII ngày 20-8-2012 và đề nghị: Chủ tịch UBND tỉnh Long An thu hồi đất của DN Thăng Long giao cho IMG Phước Đông. Giao cho UBND huyện Cần Đước thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho DN Thăng Long. Hủy bỏ nội dung “chấp thuận để DN Thăng Long tồn tại ở vị trí hiện hữu…” tại Công văn 6464.
Ngày 30-8-2012 UBND tỉnh Long An đã có Công văn 3081 chỉ đạo Sở Tài nguyên-Môi trường tham mưu cho tỉnh mà Công văn 2034 kết luận. Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Long An đã có tờ trình UBND tỉnh góp ý: “Thu hồi diện tích đất 5.471m 2 thuộc một phần thửa đất số 2015 tại Giấy chứng nhận QSDĐ số Y 457938 do UBND tỉnh cấp cho DN Thăng Long ngày 29-9-2003 để giao cho IMG Phước Đông.
Theo đó, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An cũng có văn bản gửi UBND tỉnh Long An đề nghị chấm dứt thi hành Công văn 6464. Có thể thấy, thủ phạm trong việc cản trở sự phát triển của DA KCN Phước Đông chính là Công văn 6464.
Dù vậy, đến nay UBND tỉnh vẫn vô cảm, phớt lờ, chưa có biện pháp khắc phục. Động thái “im lặng” của UBND tỉnh Long An đã dấy lên nghi vấn trong dư luận: Việc chậm thu hồi đất để giao cho IMG Phước Đông phải chăng là DN Thăng Long có “gậy” chống lưng hay UBND tỉnh bất lực?
ĐTTC đã nhiều lần đến UBND tỉnh Long An liên hệ để tìm hiểu nguyên nhân gì khiến lãnh đạo của tỉnh nao núng, khó xử trong việc chấm dứt hoạt động của DN Thăng Long, tuy nhiên lãnh đạo chối từ trả lời phỏng vấn trực tiếp.
Nguồn: www.saigondautu.com.vn