Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Chia sẻ kinh nghiệm xử lý nợ xấu

(Petrotimes) - Tại Hội nghị ổn định tài chính khu vực Đông Á vừa diễn ra tại Hà Nội, các chuyên gia đã đưa ra câu hỏi đối với các chuyên gia tại IMF, ADB cũng như chuyên gia Hàn Quốc về quan điểm của họ đối với việc xử lý nợ xấu tại Việt Nam.

Trả lời về kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc giải quyết nợ xấu, ông Hong Yong-ho, Quản lý Trưởng ban Hợp tác quốc tế, Cơ quan Dịch vụ giám sát tài chính cho biết, Hàn Quốc sử dụng phương án chính phủ tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu các ngân hàng.

Ước tính tốc độ tăng trưởng nợ xấu những năm gần đây (đơn vị: %; nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Theo ông Hong Yong-ho, việc các ngân hàng lớn gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nói chung, chính phủ cần phải có những hành động chính sách mạnh mẽ để phòng ngừa các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai. Ở Hàn Quốc có một công ty chuyên về quản lý tài sản là công ty đứng ra mua nợ xấu của ngân hàng và bán lại, xử lý, Chính phủ Hàn Quốc đã bơm một khoản tiền lớn bằng tiền công để xử lý vấn đề này.

Tuy nhiên ông này cũng nhấn mạnh là, quy trình xử lý phải nhanh và cần phải có sự can thiệp của cơ quan chính sách để tránh phá sản và cũng cần phải có các xử lý khác nhau giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ cùng các rủi ro mang tính hệ thống tại các ngân hàng lớn.

Một đại biểu Thái Lan cho biết, nợ xấu của Thái Lan từng lên đến 42% tổng dư nợ của nền kinh tế. Ở Thái Lan thời điểm đó đã có sự phá giá đồng bath rất sâu và họ lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng.

Tại thời điểm đó IMF đã không chịu để Chính phủ Thái Lan mua lại khoản nợ xấu này cho đến thời điểm bây giờ, khi đã trả nợ xong IMF thì Thái Lan thực hiện theo cách là để chính phủ đứng ra mua lại nợ xấu, như thế nền kinh tế mới phát triển được.

Còn theo ông Joseph Zveglic, Phó chuyên gia kinh tế trưởng ADB và ông Alfred Schipke, chuyên gia tư vấn IMF cho rằng, các phương án xử lý nợ xấu còn hạn chế. Một số trường hợp như có những ngân hàng đủ nhỏ có thể để các ngân hàng khác mua lại; hay như việc kết hợp công ty mua bán tài sản nợ xấu có yếu tố tư nhân, kết hợp giữa nhà nước và tư nhân, kêu gọi nguồn vốn trong nước, nguồn hỗ trợ chính thức từ các định chế… để rút ra bài học và bổ sung vào các phương án xử lý nợ xấu của mình.

Theo ông Alfred, điều quan trọng ở đây không chỉ là xử lý nợ xấu mà còn phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của nợ xấu là gì nếu không sẽ chỉ là giải pháp tạm thời thôi. Như trường hợp của Việt Nam, chúng ta phải cải cách hệ thống ngân hàng và phải đi liền với cải cách doanh nghiệp nhà nước nếu không sẽ không giải quyết được gốc rễ vấn đề.

Về việc tham gia hỗ trợ vốn, ADB có cung cấp hỗ trợ cho Chính phủ các nước nói chung thực hiện chương trình giải ngân nhanh cho Bộ Tài chính để có thỏa thuận đa phương giúp cải thiện hệ thống tài chính cải thiện hơn, còn IMF hỗ trợ chính phủ các nước qua chương trình hỗ trợ quốc gia, đây là công cụ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, Việt Nam là thành viên IMF nên phụ thuộc vào việc Chính phủ Việt Nam đề xuất.

Trước đó, Phó trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, ông Nagase Toshio cho biết, Nhật Bản đã mất hơn 10 năm để giải quyết nợ xấu, trong đó, việc hợp tác và điều phối giữa những cơ quan hữu quan là hết sức cần thiết.

Theo ông Nagase Toshio, Phó trưởng đại diện của Văn phòng JICA tại Việt Nam cho biết, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước và xử lý nợ xấu không chỉ là nhiệm vụ cấp thiết mà còn là một quá trình mang tính lịch sử. Nhật Bản đã mất hơn 10 năm để giải quyết nợ xấu.

Trần Bảo


tai game dien thoai  conggameviet

my pham the face shop  shoptainha

phim tan bach phat ma nu

49 ngay, 49 ngày

Phim 49 ngay

 

phim 49 ngay

la la i do 2 La la I do

La la i do

la la i do 3 La la I do

Xem phim La la i do

 

 

phim la la i do

phim quai hiep nhat chi mai

phim am muu athena

Nguồn: www.petrotimes.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét