Ảnh minh họa. Nguồn: TVDH
Số lượng thính giả đăng ký khóa học trên lên tới hơn 160 nghìn sinh viên từ 190 nước. Sự tham gia đông đảo này đã khiến giáo sư Thrun phải bỏ công việc thường nhật và bắt tay ngay vào quản lý công ty học tập trực my pham the face shop tuyến Udacity của mình. Ngày nay, các công ty Udacity, Coursera được thành lập bởi hai giáo sư khác thuộc trường Đại học Stanford và edX do Viện Công nghệ Harvard và Massachusetts quản lý là 3 cái tên lớn trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến trên thế giới.
Tuy nhiên, việc 248 sinh viên nhận được điểm tuyệt đối từ khóa học của giáo sư Thrun, không phải từ trường Đại học Stanford đã khiến nhiều người không khỏi lo ngại việc liệu các trường đại học tại Mỹ đang bị vuột khỏi tay các người tài tiềm năng. Còn các trường đại học không triển khai các khóa đại học trực tuyến lo lắng sẽ trượt khỏi xu hướng phát triển giáo dục đương thời.
Sự ngại ngần này đã được đem ra thảo luận tại một hội thảo do trường Đại học London, Anh - một trường có kinh nghiệm đào tạo từ xa kể từ my pham han quoc năm 1858 - tổ chức vừa qua. Phó Hiệu trưởng Danh dự của trường Đại học London là ông Adrian Smith chỉ ra rằng việc 52 nghìn sinh viên đăng ký tham dự các chương trình quốc tế của trường - tức là sinh viên ở các nơi khác thực hiện bài thi như các đồng môn ở Bloomsbury và nếu đạt vẫn được cấp chứng chỉ của trường Đại học London - là một sự thổi phồng khó tin của các khóa đại học trực tuyến.
Ông William Lawton - Giám đốc Tổ chức nghiên cứu Giáo dục Cao hơn không biên giới của Anh cho hay hiện nay, các khóa đại học được cấp miễn phí qua Internet đã phát triển vượt ra khởi sự phát triển của các nguồn giáo dục mở. “Về nguyên bản, ý tưởng hình thành các khóa đại học trực tuyến là nhằm mở rộng sự tiếp cận tới các khóa học ngoại tuyến. Tuy nhiên, liệu các khóa học này có thể tui dung laptop chỉ là mở rộng sự tiếp cận hay không, khi mà chúng ngày càng phát huy tính tìm kiếm các mô hình kinh doanh mới và ưu thế cạnh tranh?”, ông Lawton đặt câu hỏi.
Trong khi các khóa đại học trực tuyến đua nhau nở rộ tại Mỹ thì tại Châu Âu, phản ứng của người dân dường như khá dè dặt. John Zvereff - một quản trị viên của trường Đại học Oberta de Catalunya tại Barcelona, Tây Ban Nha nói,việc các trường Đại học Châu Âu khẩn trương mở các khóa học trực tuyến là một suy nghĩ đứng đắn. Hiện Chính phủ Anh đã mạnh dạn đầu tư 31 triệu USD để phát triển UKeU - một nền tảng đào tạo trực tuyến đã thu hút được 900 học sinh tham gia kể từ khi ra mắt vào năm 2004. Website OpenCourseWare Consortium hiện thu hút sự tham gia của 22 viện đào tạo tại Tây Ban Nha và chào mời các chương trình ban de laptop học bằng tiếng Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, một số người Châu Âu vẫn cho rằng các khóa học mở trực tuyến là một bước lùi từ chủ nghĩa lý tưởng của các chương trình dạy học mở tới các giá trị của thị trường. Thực tế, mặc dù các khóa học Udacity là miễn phí song công ty giáo dục Pearson - đối tác của Udacity - vẫn tiến hành thu phí 80USD cho các bài thi có giám thị. Còn Coursera được công ty Kleiner Perkins Caufield & Byers thu lời từ việc cấp bằng cho các học viên.
Giáo sư Hugh Starkey thuộc Viện Giáo dục, Đại học London nói: “Các khóa học trực tuyến chỉ “bổ béo” cho các công ty như Pearson nhằm phát triển các trường đại học độc quyền vốn luôn được sự thừa nhận”.
Theo New York Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét