Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Nấm âm đạo - rắc rối của bà bầu

Mắc phải nẫm âm đạo cần nhanh chóng điều trị, tránh xảy ra hệ lụy xấu sau này.

Vì sao nhiễm nấm âm đạo khi mang thai?

Tất cả các chị em phụ nữ đều có nguy cơ mắc âm đạo nếu quan hệ tình dục không lành mạnh, thiếu ý thức chăm sóc và vệ sinh “vùng cấm”, hệ lụy của việc dùng thuốc, mất cân bằng độ pH trong âm đạo hoặc mắc phải những sai lầm khi bảo vệ “vùng cấm”. Đôi khi đơn giản chỉ là do chế độ ăn uống không hoa học, thiếu lành mạnh cũng là một trong những lý do gây nên chứng bệnh này.

Nếu như bạn là người ưa thích đồ ngọt hay các loại đồ uống có cồn thì sẽ dễ có nguy cơ bị mắc chứng nấm âm đạo hơn. Đặc biệt nếu bạn là người có tiền sử mắc tiểu đường hay béo phì thì càng dễ có nguy cơ.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác, không thể không kể đến như thường xuyên “yêu” quá nhiều trong một thời gian ngắn, thời tiết quá nóng nực, hay mặc những loại đồ lót không có khả năng thấm hút tốt, stress, hệ thống miễn dịch suy giảm.


Khoảng 70% phụ nữ đã từng ít nhất 1 lần trong đời mắc phải
chứng nấm âm đạo. (ảnh minh họa)

Theo thống kê, có khoảng 70% phụ nữ đã từng ít nhất 1 lần trong đời mắc phải chứng nấm âm đạo. Tuy nhiên với những chị em đang mang thai, nguy cơ này càng tăng cao vì trong cơ thể có sự thay đổi lớn về hàm lượng hoóc môn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường âm đạo cũng như độ pH của khu vực này.

Nấm âm đạo ở thai phụ nếu không phát hiệm sớm điều trị kịp thời sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới thai nhi.

Dấu hiệu nhận biết

Bạn có nhận biết dấu hiệu bị nhiễm nấm âm đạo nếu có một trong các triệu chứng sau:

- Tiết nhiều dịch âm đạo.

- Xuất hiện mùi khó chịu.

- Đau khi đi tiểu.

- Ngứa rát nơi “vùng cấm”.

- Đau khi “ân ái” vì thế ngại “gần gũi”.

Nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách

Ở phụ nữ mang thai mắc nấm Chlamydia nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ là tiền nguyên nhân gây sinh non. Những em bé được sinh ra bởi những bà mẹ mắc nấm có thể bị lây nhiễm chứng bệnh này từ mẹ, biểu hiện ra bên ngoài là vi khuẩn nấm sẽ gây ảnh hưởng đến mắt, thậm chí là mù lòa, viêm nhiễm đường hô hấp.

Ngoài ra, trẻ được sinh ra từ những người mẹ bị mắc nấm âm đạo sẽ bị tăng nguy cơ viêm phổi trong vòng 3 tuần đầu sau sinh.

Phòng ngừa nấm âm đạo khi mang thai bằng cách nào?

- “Giao ban” an toàn cùng bạn tình bằng cách sử dụng bao cao su và vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi “ân ái”. Nếu đã mắc nấm âm đạo thì không nên quan hệ cho đến khi điều trị khỏi hoàn toàn.

- Không nên dùng vòi xịt để rửa âm đạo vì đây là thói quen rất có hại khiến cho những vi khuẩn có lợi trú ngụ nơi đây bị đẩy ra bên ngoài.

- Không nên vệ sinh vùng kín bằng cách ngâm trong chậu sẽ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập và gây hại cho “vùng cấm” hơn.

- Sau khi đi vệ sinh, không nên chùi giấy ngược từ sau ra trước vì làm như vậy bạn đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập lên âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm.

- Tránh tự ý thụt rửa âm đạo. Thụt rửa âm đạo không đúng cách sẽ gây nên mất cân bằng vi khuẩn cư trú tại âm đạo, tiêu diệt những vi khuẩn có lợi và làm mất cân bằng độ pH của âm đạo, gây nên tình trạng viêm nhiễm.

- Nếu bị bệnh tiểu đường: cố gắng giữ đường huyết ở mức bình thường.

- Đột ngột thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng là nguyên nhân gây nên những rắc rối với “cô bé”.


Phụ nữ mang thai mắc nấm âm đạo không nên tự ý mua và dùng thuốc vì có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển cũng như sự an toàn của thai nhi. (ảnh minh họa)

- Không lạm dụng nước vệ sinh âm đạo sẽ khiến mất cân bằng độ pH của âm đạo và là một trong số những “thủ phạm”âm đạo. Khi lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ nên chọn loại có hoạt tính dịu nhẹ, không gây kích ứng.

- Không nên tắm bồn vì bạn không thể dám chắc là vi khuẩn gây bệnh không trú ngụ ở trên bồn tắm.

- Chọn những loại đồ lót có khả năng thấm hút tốt. Đặc biệt lưu ý không nên mặc quần quá chật khiến “cô bé” bị bí hơi là nguyên nhân gây bệnh.

- Thường xuyên thăm khám phụ khoa định kỳ và nhất là đối với phụ nữ mang thai càng cần duy trì thói quen này. Cũng xin nhắc thêm với bạn rằng, đôi khi nấm âm đạo nói riêng và các bệnh thường gặp ở vùng kín nói chung thường không có những biểu hiện rõ ràng, thậm chí không có bất cứ biểu hiện nào bất thường.

Vì vậy, thăm khám phụ khoa định kỳ là cách hữu hiệu để phát hiện ra những rắc rối này và có hướng điều trị kịp thời.

Điều trị

Chứng nấm âm đạo nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì hoàn toàn có thể khỏi được. Thường thì thai phụ sẽ được điều trị bằng kháng sinh, loại kháng sinh an toàn với phụ nữ mang thai là amoxicilin hoặc erythromycin hay bác sĩ có thể kê đơn những loại thuốc kháng sinh khác an toàn với thai nhi.

Ngoài ra cần phải điều trị phối kết hợp với các loại thuocs đặc trị nấm chuyên dụng khác như sử dụng thuốc đặt âm đạo, thuốc bôi dạng gel hoặc kem.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai mắc nấm âm đạo không nên tự ý mua và dùng thuốc vì sẽ rất nguy hiểm, khiến cho việc điều trị chẳng những không mang lại kết quả như mong muốn mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển cũng như sự an toàn của thai nhi.


 

phim quái hiệp nhất chi mai

la la i do 2 La la I do

La la i do

la la i do 3 La la I do

Xem phim La la i do

 

 

xem phim la la i do

xem phim am muu athena

Nguồn: www.eva.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét