Mặc dù đã được kiềm chế, nhưng mỗi tháng vẫn có vài chục cây gỗ quý trong VQG Yók Đôn bị lâm tặc đốn hạ.
Bước đầu, các biện pháp mạnh đã mang lại một số kết quả. Số vụ vi phạm, số cây bị chặt hạ trong tháng 9 đã giảm so với tháng trước đó (57/89 vụ, 72/174 cây). Vi phạm cũng giảm trong vùng lõi. Tháng 10, số cây bị chặt tiếp tục giảm 64/72...
Vẫn còn nhiều thách thức
Việc xử lý nội bộ đã vấp phải sự phản ứng của một số cá nhân, đơn thư đã gửi đến nhiều cơ quan thuộc Bộ NNPTNT và tỉnh Đắc Lắc. Vì vậy, nội bộ VQG chưa thực sự ổn định, vẫn còn biểu hiện bè phái. Đây là thách thức lớn đối với công tác bảo vệ hơn 115.000ha rừng đặc dụng VQG Yók Đôn, khi nạn phá rừng mới chỉ được kiềm chế, chưa phải giảm nhiều.
Ngoài vấn đề cán bộ, VQG Yók Đôn đang chịu nhiều áp lực khác. Đó là đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, người dân các huyện Buôn Đôn, Ea Súp còn nghèo, trong khi lợi nhuận từ gỗ và động vật rừng quá lớn. Trong buổi làm việc đầu tháng 9, lãnh đạo tỉnh Đắc Lắc đặt vấn đề phát động “huyện Buôn Đôn không có lâm tặc”, “huyện Buôn Đôn nói không với lâm tặc”... Lãnh đạo huyện cũng nói “phải thành lập chuyên án, đánh giập đầu bọn lâm tặc đầu nậu”... Nhưng đến nay vẫn chưa có động thái cụ thể. Tỉnh lộ 1 từ huyện Buôn Đôn về Buôn Ma Thuột vẫn là con đường huyết mạch của gỗ lậu được khai thác trong VQG.
Mặt khác, kiểm lâm VQG là lực lượng giữ rừng tận gốc, nhưng các khâu chuẩn bị, vận chuyển, mua bán lại diễn ra bên ngoài. Vì vậy, huyện Buôn Đôn cần hỗ trợ VQG trong việc lập danh sách lâm tặc, triệt xóa các tụ điểm mua bán lâm sản, di dời các xưởng cưa quanh vườn đến điểm quy hoạch, chỉ đạo điều tra các vụ án trọng điểm xâm hại rừng...
Nhưng cũng từ đây, cùng với một số tồn tại chưa giải quyết, đã đưa đến những thách thức mới trong việc bảo vệ khu rừng đặc dụng lớn nhất của quốc gia.
Nạn phá rừng đã được... kiềm chế
Như Lao Động đã thông tin, Bộ NNPTNT vừa điều chuyển một phó giám đốc VQG Yók Đôn về Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp, cho ý kiến miễn nhiệm phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, phó trưởng phòng Tổ chức của vườn. Trước đó VQG Yók Đôn cũng đã miễn nhiệm, kỷ luật hàng loạt cán bộ kiểm lâm. Trong tháng 10 và tháng 11, lãnh đạo vườn tiếp tục xem xét kỷ luật 9 cán bộ thuộc 2 trạm kiểm lâm do để lâm tặc khai thác gỗ với số lượng lớn, thiếu trách nhiệm bảo quản tang vật...
Ông Trần Văn Thành - quyền Giám đốc VQG Yók Đôn - cho biết: “Năng lực, tâm huyết bảo tồn thiên nhiên của phần lớn cán bộ, công chức của vườn còn yếu kém, chưa rõ nét, nhất là lực lượng kiểm lâm. Cho nên việc kiểm tra năng lực, phẩm chất cán bộ sẽ tiến hành nhanh chóng, liên tục hơn nhằm chấm dứt nạn tiêu cực, tham nhũng trong kiểm lâm. Tôi làm thế để bảo vệ tài nguyên quốc gia chứ không phải vì cá nhân nên tôi không sợ, sắp tới còn làm nữa”.
Nạn phá rừng đã được... kiềm chế
Như Lao Động đã thông tin, Bộ NNPTNT vừa điều chuyển một phó giám đốc VQG Yók Đôn về Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp, cho ý kiến miễn nhiệm phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, phó trưởng phòng Tổ chức của vườn. Trước đó VQG Yók Đôn cũng đã miễn nhiệm, kỷ luật hàng loạt cán bộ kiểm lâm. Trong tháng 10 và tháng 11, lãnh đạo vườn tiếp tục xem xét kỷ luật 9 cán bộ thuộc 2 trạm kiểm lâm do để lâm tặc khai thác gỗ với số lượng lớn, thiếu trách nhiệm bảo quản tang vật...
Ông Trần Văn Thành - quyền Giám đốc VQG Yók Đôn - cho biết: “Năng lực, tâm huyết bảo tồn thiên nhiên của phần lớn cán bộ, công chức của vườn còn yếu kém, chưa rõ nét, nhất là lực lượng kiểm lâm. Cho nên việc kiểm tra năng lực, phẩm chất cán bộ sẽ tiến hành nhanh chóng, liên tục hơn nhằm chấm dứt nạn tiêu cực, tham nhũng trong kiểm lâm. Tôi làm thế để bảo vệ tài nguyên quốc gia chứ không phải vì cá nhân nên tôi không sợ, sắp tới còn làm nữa”.
Gỗ quý trong VQG Yók Đôn bị lâm tặc đốn hạ. |
Bước đầu, các biện pháp mạnh đã mang lại một số kết quả. Số vụ vi phạm, số cây bị chặt hạ trong tháng 9 đã giảm so với tháng trước đó (57/89 vụ, 72/174 cây). Vi phạm cũng giảm trong vùng lõi. Tháng 10, số cây bị chặt tiếp tục giảm 64/72...
Vẫn còn nhiều thách thức
Việc xử lý nội bộ đã vấp phải sự phản ứng của một số cá nhân, đơn thư đã gửi đến nhiều cơ quan thuộc Bộ NNPTNT và tỉnh Đắc Lắc. Vì vậy, nội bộ VQG chưa thực sự ổn định, vẫn còn biểu hiện bè phái. Đây là thách thức lớn đối với công tác bảo vệ hơn 115.000ha rừng đặc dụng VQG Yók Đôn, khi nạn phá rừng mới chỉ được kiềm chế, chưa phải giảm nhiều.
Ngoài vấn đề cán bộ, VQG Yók Đôn đang chịu nhiều áp lực khác. Đó là đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, người dân các huyện Buôn Đôn, Ea Súp còn nghèo, trong khi lợi nhuận từ gỗ và động vật rừng quá lớn. Trong buổi làm việc đầu tháng 9, lãnh đạo tỉnh Đắc Lắc đặt vấn đề phát động “huyện Buôn Đôn không có lâm tặc”, “huyện Buôn Đôn nói không với lâm tặc”... Lãnh đạo huyện cũng nói “phải thành lập chuyên án, đánh giập đầu bọn lâm tặc đầu nậu”... Nhưng đến nay vẫn chưa có động thái cụ thể. Tỉnh lộ 1 từ huyện Buôn Đôn về Buôn Ma Thuột vẫn là con đường huyết mạch của gỗ lậu được khai thác trong VQG.
Mặt khác, kiểm lâm VQG là lực lượng giữ rừng tận gốc, nhưng các khâu chuẩn bị, vận chuyển, mua bán lại diễn ra bên ngoài. Vì vậy, huyện Buôn Đôn cần hỗ trợ VQG trong việc lập danh sách lâm tặc, triệt xóa các tụ điểm mua bán lâm sản, di dời các xưởng cưa quanh vườn đến điểm quy hoạch, chỉ đạo điều tra các vụ án trọng điểm xâm hại rừng...
Nguồn: laodong.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét