Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

8 thói quen của những doanh nhân thành công

Những nhân vật thành công nhất trong kinh doanh thường làm những điều khác biệt. Vậy họ đã làm gì - và tại sao những điều đó lại đắc dụng?

1. Họ không tự nhiên mà tạo nên những kế hoạch B.

Back-up plans hay những kế hoạch dự phòng có thể khiến bạn ngủ ngon hơn bởi khi kế hoạch A vỡ, kế hoạch B đã nằm đấy, tạo nên một lối thoát khác dễ dàng hơn khi "có biến".

Bạn sẽ phải dành nhiều công sức và thời gian để làm việc hơn nếu kế hoạch ban đầu của bạn bắt buộc phải hữu dụng vì không còn lựa chọn nào khác. Tất cả các cam kết không có tính đảm bảo - sẽ thôi thúc bạn làm việc điên cuồng hơn bạn từng nghĩ.

Nếu vì lí do nào đó những chuyện tồi tệ xảy ra (tất nhiên điều-tồi-tệ có thể không kinh khủng như bạn nghĩ), thì bạn phải luôn tự nhắc mình tìm lối thoát cho vấn đề. Câu trả lời sẽ luôn có, miễn rằng bạn luôn chăm chỉ làm việc và luôn rút kinh nghiệm từ các lỗi lầm.

2. Họ làm việc...

Bạn có thể làm tốt việc mà chỉ cần cố gắng chút xíu. Bạn thậm chí có thể làm tốt hơn nếu cố gắng thêm nữa.

Thế nhưng bạn không thể làm gì đó xuất sắc mà không đầu tư vào nó những nỗ lực đáng kinh ngạc.

Thử dùng một số kĩ năng nhất định để cào vào ai đó, rồi bạn cũng sẽ tìm thấy một người khác với hàng giờ nỗ lực trong việc nâng cao các kĩ năng cào xước đó.

Không có đường tắt. Không có thành công với vài đêm trắng. Tất cả mọi người đều biết đến quy tắc 10.000 giờ nhưng không ai thực hiện nó trừ những nhân vật thành đạt vượt trội.

Vì vậy hãy bắt tay làm việc ngay bây giờ. Đừng lãng phí thời gian.

3. ...Và họ làm việc nhiều nhiều nữa.

Hãy quên đi câu chuyện "Tôi-rời-văn-phòng-mọi-ngày-lúc-5h30" của nữ doanh nhân Facebook Sheryl Sandberg. Cô ấy thành công chắc chắn là do vậy. Nhưng bạn chẳng phải là Sheryl Sandberg.

Mọi doanh nhân thành đạt tôi biết đều làm việc điên cuồng hơn người bình thường rất nhiều, rất nhiều giờ. Họ có cả loạt danh sách việc phải hoàn thành. Vì vậy họ phải dốc vào đó nhiều thời giờ hơn.

Nếu bạn không bắt tay vào làm những công việc mà người khác cho là "quá sức, điên rồ", thì mục tiêu của bạn trở nên vô nghĩa với chính bạn. Tương ứng, bạn sẽ khó mà thành đạt bỏ xa người khác được.

4. Họ tránh xa đám đông.

Khôn ngoan bình thường tạo nên những kết quả bình thường. Nhập cuộc với các loại đám đông - dù là chúng là mốt hay phong trào - cũng chỉ là bắt tay với những công thức quá đỗi thông thường.

Những người thành đạt nổi trội thường có thói quen làm những gì người khác không làm. Họ đến những nơi người khác không đến vì ở đấy ít bị cạnh tranh và màu mỡ hơn cho các thành công phía trước.

5. Họ bắt đầu ở điểm kết...

Những thành công ở mức trung bình thường dựa trên những mục tiêu thường thường bậc trung.

Hãy vạch rõ xem bạn thực sự muốn gì: trở thành thứ tốt nhất, nhanh nhất, rẻ nhất, lớn nhất, vv. Xác định xem chính xác bạn muốn dừng ở đâu. Đó là mục tiêu của bạn.

Sau đó bạn có thể làm các việc khác để bổ trợ hoặc lên kế hoạch dần dần khi triển khai mục tiêu đó.

Đừng bao giờ bắt đầu manh mún khi các mục tiêu đã được coi xét kĩ. Bạn sẽ đưa ra được những quyết định tốt hơn - và thấy nó dễ dàng hơn khi làm việc với nó nhiều hơn - khi mục tiêu cuối là thành công cuối.

6....Và họ không chỉ dừng ở đó.

Đạt được một mục tiêu - dù lớn cỡ nào - cũng không là điểm kết đối với những người đặc biệt thành công. Đạt được mục tiêu xác định mới chỉ tạo nền móng cho những mục tiêu tiếp theo.

Có thể bạn muốn tạo dựng cơ ngơi 100 triệu đô la; ngay khi bạn làm được điều đó, bạn có thể cân đối các mối quan hệ và uy tín ảnh hưởng của mình để có thể xác lập quỹ từ thiện nào đó. Từ đấy, công chuyện kinh doanh và thành công từ thiện có thể tạo nên bệ phóng cho những việc phát ngôn, viết lách, và lãnh đạo kế tiếp.

Những nhân vật thành công nổi trội không dừng chiến thắng ở một cuộc đua. Họ trông đợi và lên kế hoạch cho những cuộc đua khác.

7. Họ bán.

Tôi từng đề nghị nhiều ông chủ kinh doanh và các CEO nêu tên một kĩ năng mà theo họ, nó đóng vai trò quyết định trong thành công của họ. Mỗi người trong số họ đều nhắc đến "khả năng bán".

Nên nhớ rằng "bán" không đơn giản chỉ là lôi kéo, gây áp lực. Đó là giải thích những logic và lợi ích từ một quyết định hoặc vị trí nào đó. "Khả năng bán" là thuyết phục người khác làm việc với bạn, là vượt qua những chướng ngại và rào cản.

"Khả năng bán" là nền tảng kinh doanh và thành công cá nhân: biết đàm phán, biết thỏa thuận với những chuyện không thể, là duy trì tự tin và ý chí trước rào cản, là kết nối hiệu quả với nhiều kiểu người, là xây dựng những mối quan hệ lâu dài....

Khi bạn thực sự tin vào ý tưởng của mình, hay công ty mình, hoặc chính bản thân bạn, đó là khi bạn chẳng cần một bản ngã hay cái tôi quá lớn. Bạn không cần "bán" nữa.

Bạn chỉ cần kết nối.

8. Họ không bao giờ tự phụ.

Không tự phụ, để thừa nhận rằng họ đã phạm sai lầm. Để nói xin lỗi. Để có những giấc mơ lớn hơn. Đề thừa nhận rằng thành công của họ nợ nhiều người khác. Để cười chính họ. Để được giúp đỡ.

Để thất bại.

Và cố gắng thêm lần nữa.


http://netphim.org/giac-mo-san-co/

http://netphim.org/danh-vien-vong-toc/

 

http://netphim.org/quai-hiep-nhat-chi-mai-hd-2012/

49 ngay, 49 ngày

Phim 49 ngay

http://netphim.org/49-ngay/

 

http://netphim.org/hien-vien-kiem-thien-chi-ngan-2012/

Nguồn: ndhmoney.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét